【nha cai. com】Khủng hoảng nhập cư là cơ hội hay thách thức với Đức

时间:2025-01-12 06:06:04来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh

TheủnghoảngnhậpcưlàcơhộihaytháchthứcvớiĐứnha cai. como TTXVN, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố làn sóng người di cư từ các quốc gia Trung Đông, Bắc Phi đã trở thành một thách thức lớn hơn cả cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp đối với toàn châu Âu. Ngày 7/9, bà Angela Merkel phát biểu với một giọng điệu gần như là tự hào rằng, Đức hiện là đích đến mơ ước với người tị nạn.

Trả lời phóng viên AFP về vấn đề người tị nạn, Phó thủ tướng Đức Sigmar Gabriel đã nói: “Tôi tin chúng tôi sẽ có thể đón nhận khoảng nửa triệu người tị nạn/năm trong vài năm. Nước Đức giàu có hơn nên sẽ nhận nhiều người tị nạn hơn, không có gì để tranh cãi về điều đó”.

Hơn 100.000 người đã nộp đơn xin tị nạn tại Đức trong tháng 8, và dự kiến năm nay tổng số lượng đơn xin tị nạn có thể lên đến 800.000. Cuối tuần trước, đã có hàng chục nghìn người đến Đức và dự kiến sẽ còn nhiều chục nghìn người nữa đang trên đường đến.

Khủng hoảng nhập cư: Cơ hội hay thách thức với Đức

Hàng chục nghìn người di cư tìm đến miền đất hứa Đức trong cuộc khủng hoảng nhập cư

Trước làn sóng nhập cư này, thế giới đang tranh cãi về việc châu Âu có nên tiếp nhận thêm người tị nạn hay không và nước Đức phải tiêu tốn bao nhiêu tiền trợ cấp để đảm bảo cuộc sống cho dân nhập cư. Cường quốc kinh tế này cảm thấy đây là cơ hội vàng thúc đẩy kinh tế phát triển hơn là việc phải đối mặt với khủng hoảng nhập cư.

Số liệu của Viện Kinh tế quốc tế Hamburg cho thấy tỷ lệ sinh con ở Đức rất thấp. Trung bình 1.000 người dân chỉ có 8,2 đứa trẻ được sinh ra. Hằng năm, tỷ lệ sinh vẫn tiếp tục giảm. Ước tính đến năm 2030, tỷ lệ người Đức trong độ tuổi lao động (từ 20 đến 65 tuổi) sẽ giảm từ 61% xuống 54%, đồng nghĩa với việc nước Đức vẫn thiếu nhiều lao động.

Như vậy, đón nhận người di cư sẽ giúp bổ sung nguồn lao động ở Đức. Bên cạnh đó, người nhập cư cũng mang đến lợi ích về thuế. Theo tin tức trên VnEconomy, nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Châu Âu (ZEW) chỉ ra rằng trong năm 2012, số thuế mà 6,6 triệu người nước ngoài ở Đức đóng cho chính phủ cao hơn 22 tỷ Euro so với tổng số tiền trợ cấp mà chính phủ đã dành cho họ.

Tuy nhiên, theo tin báo Vietnamnet, Đức bị buộc tội về việc mở cửa cho người tị nạn. Việc này nhằm mục đích lợi dụng họ như một nguồn lao động giá rẻ, trong khi lại áp đặt chính sách nhập cư lên các quốc gia khác.

Khủng hoảng nhập cư: Cơ hội hay thách thức với Đức

Khủng hoảng nhập cư mang đến cho nước Đức một nguồn lao động dồi dào

Hiện nay, Đức là nước tiếp nhận nhiều người nhập cư nhất châu Âu, nhưng tình trạng tỷ lệ người nhập cư được tiếp nhận vào thị trường lao động lại rất thấp đã kéo dài nhiều thập kỷ. Chính phủ Đức phải cung cấp các khóa học tiếng miễn phí trước khi nhận người nhập bắt đầu làm việc.

Người tị nạn đến Đức chủ yếu là trẻ em và đàn ông không có trình độ - đối tượng thị trường lao động Đức không có nhu cầu cao. Hơn nữa, có một sự bất cân xứng giữa nhu cầu của Đức và cấu trúc nhân khẩu của người nhập cư.

Thực tế, có nhiều người nhập cư đã chờ đợi đến 4-5 năm mà không thể kiếm được việc làm và tiếp tục sống nhờ vào trợ cấp xã hội. Khoảng 30% người nhập cư là phụ nữ (chủ yếu không có học vấn và trình độ đại học) trong khi đó nước Đức lại cần nhiều lao động nữ có trình độ.

Như vậy, khủng hoảng nhập cư là cơ hội vàng và cũng là thách thức với nước Đức. Thách thức lớn nhất hiện nay đó là lái châu Âu hướng tới một chính sách chung về vấn đề tị nạn bởi tị nạn không phải là vấn đề riêng của từng quốc gia mà là vấn đề chung của cả châu Âu.

Minh Hường(T/h)

Đảo chính tiếp diễn, Thái Lan khủng hoảng kéo dài và nghiêm trọng
相关内容
推荐内容