Fast Retailing,ãngthờitrangNhậtthửnghiệmchếđộlàmviệcngàytuầkqbd atletico công ty mẹ của Uniqlo và đồng thời cũng sở hữu các thương hiệu thời trang tiếng tăm khác như GU, Theory, J Brand… dự định sắp tới sẽ cho khoảng 10.000 nhân viên toàn thời gian của họ ở Nhật chỉ làm việc 4 ngày một tuần. Đây là số lao động người Nhật, hiện làm việc tại các cửa hàng Uniqlo trên đất nước này, và chiếm khoảng 1/5 tổng số nhân công trong biên chế chính thức của công ty. Họ sẽ được chọn 3 ngày nghỉ của mỗi tuần.
Nguồn tin của Bloomberg cho biết, để có thể giữ nguyên mức lương so với hiện nay, những nhân viên nói trên sẽ phải làm việc 10 giờ mỗi ngày, tức là vẫn đảm bảo đủ 40 giờ một tuần như chế độ làm 8 tiếng trong 5 ngày. Họ cũng có thể được yêu cầu phải đi làm những ngày thứ 7, Chủ nhật và các ngày lễ, khi những cửa hàng của Uniqlo đều có lượng khách mua đông hơn hẳn ngày thường. Sau mỗi 6 tháng, số người này lại được chuyển về chế độ làm việc 5 ngày như hiện tại.
Chính sách làm 10 tiếng mỗi ngày được cho là phù hợp với truyền thống của người Nhật, nơi mà người lao động luôn sẵn sàng cống hiến hết mình cho công ty của mình bất kể ngày đêm. Theo tạp chí The Guardian, khoảng 22% người Nhật làm việc ít nhất đến 50 tiếng mỗi tuần, đồng thời sẵn sàng tiếp tục tới công ty kể cả vào ngày nghỉ lễ, cũng như hiếm khi xin nghỉ phép. Thậm chí, Chính phủ Nhật mới đây còn đang cân nhắc đưa ra luật bắt buộc người dân không được đi làm trong ngày nghỉ lễ.
Với sáng kiến mới này, Uniqlo hi vọng sẽ tăng năng suất lao động, khả năng tập trung và tính sáng tạo của nhân viên. Hãng cũng mong muốn phương thức làm việc linh hoạt mới này sẽ kéo giữ những thành viên tài năng của mình. Nhiều báo cáo trước đây đã chỉ ra rằng, rất nhiều nhân viên đã phải chuyển từ làm toàn thời gian sang chế độ bán thời gian để có thêm thời gian rảnh nuôi dạy trẻ nhỏ hoặc chăm sóc cha mẹ già yếu.
Fast Retailing dự kiến sắp tới sẽ thúc đẩy một lượng nhân công chuyển từ bán thời gian sang phục vụ chính thức, tăng lương nhân viên trong biên chế tại nước Nhật từ 10.000 như hiện nay lên thành 16.000 người. Nếu việc thử nghiệm trong thời gian sắp tới cho kết quả tốt đẹp như ý muốn, công ty sẽ lập tức triển khai chính sách lao động mới cho trụ sở chính và các cửa hàng Uniqlo ở nhiều nước khác trên thế giới, cũng như áp dụng cho hệ thống cửa hàng quần áo thời trang giá rẻ GU.
Theo một thống kê khác của trang Business Insider, tình hình kinh doanh toàn cầu của Uniqlo là rất sáng sủa. Không chỉ tiếp tục “bành trướng” thế lực ở Châu Á, thương hiệu này còn đang phát triển mạnh mẽ ở phương Tây, với việc vừa mở thêm 40 cửa hàng nữa tại Mỹ. Con số này được kỳ vọng sẽ sớm tăng lên thành 1.000 trong ít năm tới. Hãng dự kiến doanh thu sẽ đạt 1,7 nghìn tỷ Yên (22 tỷ USD) khi kết thúc năm tài khóa vào tháng 8/2015, và đạt tới 64 tỷ USD vào năm 2020, so với chỉ 13 tỷ USD cách đây 3 năm.
Cùng thời điểm, Gap, nhà bán lẻ thời trang lớn nhất nước Mỹ và là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Uniqlo đang gặp rất nhiều khó khăn. Chỉ tính trong năm nay, Gap đã phải đóng cửa 150 cửa hàng tại Bắc Mỹ, đồng thời cho sa thải 250 nhân viên tại trụ sở chính. Theo dự kiến, doanh số bán hàng của Uniqlo sẽ lần đầu vượt qua Gap trong năm nay./.
Ngọc Vũ (theo Business Insider/Japan Times