您现在的位置是:Thể thao >>正文

【soi kèo romania】Doanh nghiệp dăm gỗ: Mong tạm miễn thuế xuất khẩu

Thể thao497人已围观

简介CBCC Hải quan Hà Tĩnh kiểm tra mặt hàng dăm gỗ XK. (Ảnh: H.Nụ) Thiệt đơn thiệt képNgày 16-11-2015, ...

doanh nghiep dam go mong tam mien thue xuat khau

CBCC Hải quan Hà Tĩnh kiểm tra mặt hàng dăm gỗ XK. (Ảnh: H.Nụ)

Thiệt đơn thiệt kép

Ngày 16-11-2015,ệpdămgỗMongtạmmiễnthuếxuấtkhẩsoi kèo romania Bộ Tài chính ban hành Thông tư 182/2015/TT-BTC về Biểu thuế XK, Biểu thuế NK ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế có hiệu lực kể từ ngày 1-1-2016. Theo đó, mặt hàng dăm gỗ XK được điều chỉnh thuế suất từ 0% lên 2%.

Theo ông Bùi Phi Yển, Tổng giám đốc Công ty TNHH Liên doanh nguyên liệu giấy Huế: Thuế suất 2% được áp dụng kể từ ngày 1-1-2016 đối với mặt hàng dăm gỗ XK đã gây thiệt hại khá lớn cho các DN trong ngành chế biến, XK dăm gỗ, đặc biệt là đối với lượng hàng tồn kho chưa kịp giải phóng hết. “Ước tính, đến thời điểm áp thuế, bình quân mỗi DN XK dăm gỗ có lượng tồn kho khoảng 10.000-15.000 BDMT (khối lượng dăm gỗ khô). Khi bị áp thuế XK 2%, các DN mất đi khoảng 2-3 USD/một đơn vị sản phẩm, tương đương thiệt hại từ 30.000-45.000 USD. Tính riêng khu vực miền Trung, với tổng lượng tồn kho của các DN tại thời điểm áp thuế có thể lên đến hàng trăm nghìn BDMT thì thiệt hại sẽ lên tới hàng trăm nghìn USD”, ông Yển nói. Cũng theo ông Yển, cùng thời điểm tăng thuế XK, nhu cầu thị trường giảm sút, giảm giá nên DN rơi vào cảnh thiệt đơn thiệt kép. Các DN ngành dăm khá chật vật khi đàm phán các hợp đồng mua bán với khách hàng do giá thành trong nước cao mà chất lượng ngày càng giảm. Khách hàng có xu hướng chuyển dịch sang mua dăm gỗ tại các nước khác như Australia, Indonesia…

Xung quanh vấn đề này, ông Lưu Văn Chánh, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Liên doanh Cát Phú Nha Trang cho biết: Là DN hoạt động trong lĩnh vực trồng và chế biến cây nguyên liệu giấy XK gần 20 năm, hiện nay DN đã đầu tư trồng tại khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ 4.000 ha rừng. Suốt thời gian dài, DN nhận thấy ngành dăm gỗ đã góp phần làm thay đổi diện mạo của khu vực nông thôn, miền núi, giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho hàng vạn lao động nông nhàn, nâng cao độ che phủ rừng. Tuy nhiên, từ đầu năm 2016, thuế suất XK mặt hàng dăm gỗ được điều chỉnh từ 0% lên 2% đã gây khó khăn trực tiếp cho khoảng 130 DN chế biến dăm gỗ, mà xét tới cùng chính là gây khó khăn cho các hộ gia đình, đồng bào dân tộc thiểu số tham gia trồng rừng.

“Hạn chế sự phát triển của ngành dăm với mục đích tạo giá trị gia tăng cho các sản phẩm gỗ rừng trồng là định hướng hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, thời điểm nào áp thuế XK dăm và mức thuế bao nhiêu cho phù hợp, trước khi áp dụng thuế XK cần phải có đánh giá chi tiết và khách quan về thực trạng của ngành dăm như thế nào… là các câu hỏi quan trọng cần phải đặt ra”, ông Chánh bày tỏ quan điểm.

Đề nghị miễn thuế

Để hỗ trợ cho các DN ngành dăm trong bối cảnh khó đơn, khó kép, ông Yển kiến nghị: Thời gian tới, các cơ quan chức năng xem xét bỏ thuế XK 2% đối với mặt hàng dăm gỗ. Liên quan tới vấn đề này, ông Nguyễn Như Xuân, Phó Tổng giám đốc Công ty Liên doanh sản xuất nguyên liệu giấy Việt Nhật Cái Lân đưa ra đề xuất: Nhà nước có thể áp dụng miễn hoặc hoãn việc áp thuế đối với dăm gỗ XK trong khoảng thời gian 5 năm tới. “Ví dụ, cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra quy định cụ thể, từ nay tới năm 2020 không áp thuế XK dăm gỗ. Tuy nhiên từ năm 2020 trở đi áp thuế XK khoảng 3%. Sau đó chu kỳ 5 năm, đến năm 2025 áp thuế 5% và xa hơn nữa nâng mức thuế lên 10%... Động thái này sẽ giúp DN chế biến, XK dăm gỗ đủ thời gian để chuẩn bị và các nhà đầu tư có sự tính toán kỹ lưỡng hơn, tránh tình trạng phát triển quá nóng. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng dần tiến tới mục tiêu hạn chế phát triển ngành dăm ở mức nhất định để tăng cường chế biến sâu”, ông Xuân nói.

Nói về giải pháp quản lý phát triển rừng trồng cũng như ngành chế biến gỗ, dăm gỗ XK trong thời gian tới, ông Chánh đề xuất Chính phủ có cơ chế chính sách phù hợp trong việc giao đất giao rừng dựa trên các quy hoạch chính sách của từng loại cây trồng theo khu vực, đồng thời quy hoạch, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư có khả năng về vốn, công nghệ và kinh nghiệm tổ chức triển khai các dự án rừng trồng, đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến sản phẩm gỗ rừng trồng có trình độ công nghệ cao nhằm nâng cao năng lực, khả năng chế biến sâu…

Phản hồi lại quan điểm, đề xuất của các DN, ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ NN&PNTT cho rằng: Việt Nam XK dăm gỗ lớn nhất thế giới nhưng ngành dăm phát triển không bền vững. Chủ trương nhất quán của Nhà nước không phải là dùng biện pháp hành chính để “bóp nghẹt” ngành dăm mà là từng bước giảm tỷ trọng dăm trong cơ cấu XNK. Riêng việc áp thuế XK 2% với dăm gỗ, chính sách đã bàn suốt 5 năm qua. Thời điểm đầu, dự kiến mức thuế sẽ là 10%, tính đi tính lại Bộ NN&PTNT lại đề nghị áp 5% và cuối cùng dừng ở mức 2%. Do đó, việc áp thuế này không có gì gây bất ngờ cho DN. Nhà nước lắng nghe DN nhưng cũng phải đánh giá rất khách quan mới tìm ra hướng giải quyết vấn đề.

“Quan điểm của Bộ NNPTNT là ngành dăm quan trọng nhưng ngành công nghiệp chế biến gỗ còn quan trọng hơn. Để tháo gỡ khó khăn cho DN, thời gian tới chính sách cho ngành dăm sẽ được ưu tiên xem xét. Bộ NN&PTNT giao Tổng cục Lâm nghiệp tiếp tục nghiên cứu, đề xuất trong thời gian tới chứ không thể nói ngay là sẽ đề xuất như thế nào. Quan trọng nhất là nội tại ngành dăm cũng phải thay đổi, không thể tiếp tục phát triển nóng, mạnh ai nấy làm, tranh mua tranh bán”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Tags:

相关文章