Giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu cao “ngất” vì khan nguồn cung | |
Xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ “nhắm” đích 18 - 20 tỷ USD |
Đại diện các Hiệp hội ký kết thoả thuận. Ảnh: Cao Cẩm |
Theo đó, các Hiệp hội cùng hợp tác phấn đấu hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 18 đến 20 tỷ USD và các mục tiêu khác đề ra tại Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 1/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch số 3458/BNN-TCLN của Bộ NN&PTNT thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam.
Các Hiệp hội thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước; giới thiệu, quảng bá doanh nghiệp và hình ảnh, chất lượng, mẫu mã các sản phẩm đồ gỗ Việt Nam đến người tiêu dùng trong nước và quốc tế, cùng nhau xây dựng thương hiệu ngành gỗ Việt Nam.
Ngoài ra, các Hiệp hội cùng nỗ lực đóng góp vào sự phát triển của ngành gỗ Việt Nam thông qua việc hợp tác, liên kết hình thành và phát triển một Khu lâm nghiệp công nghệ cao ở phía Nam trở thành một trung tâm đồ gỗ liên vùng có quy mô và năng lực sản xuất, chế biến, thương mại đồ gỗ và sản phẩm gỗ hàng đầu trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương dựa trên sự liên kết hợp tác chặt chẽ của cộng đồng doanh nghiệp ngành gỗ trong cả nước, vận dụng những thế mạnh của các địa phương đi tiên phong, bao gồm Bình Dương, Đồng Nai, TPHCM, Bình Định và một số tỉnh thành khác.
Vì sự phát triển hùng cường và bền vững của ngành gỗ Việt Nam, vì lợi ích chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác thương mại, góp phần bảo vệ các thị trường xuất khẩu chính như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản…, các Hiệp hội phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương, chính quyền địa phương và cộng đồng doanh nghiệp.
Việc này nhằm đề ra những định hướng và giải pháp hiệu quả, kịp thời đấu tranh, ngăn chặn tình trạng gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp, loại bỏ những doanh nghiệp gian lận, làm ăn phi pháp.
Trong quá trình hợp tác, những khó khăn vướng mắc sẽ được các Hiệp hội cùng nhau bàn bạc giải quyết, điều chỉnh và bổ sung để sự hợp tác liên kết trong ngành gỗ ngày càng phát triển hiệu quả và bền vững.