88Point88Point

【nhận định kèo bóng đá tối nay】Vàng son một thuở

“Kinh thành Huế - dấu xưa còn lại” là chủ đề của triển lãm do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế phối hợp cùng Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thực hiện. Với bố cục 2 phần: Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế trong dòng lịch sử và Kinh thành Huế - dấu tích một triều đại,àngsonmộtthuởnhận định kèo bóng đá tối nay triển lãm được tổ chức cố định tại không gian ngoài trời, trục từ cửa Thể Nhơn (cửa Ngăn) - Kỳ đài đến cửa Quảng Đức.

 Triển lãm được tổ chức cố định tại không gian ngoài trời trục từ cửa Thể Nhơn (cửa Ngăn) - Kỳ đài đến cửa Quảng Đức

Nét xưa thành cũ

Nhìn lại lịch sử, mảnh đất núi Ngự sông Hương từng đóng vai trò quan trọng trong tiến trình lịch sử của dân tộc. Từ nửa đầu thế kỷ XVII, nơi đây đã được các chúa Nguyễn chọn làm thủ phủ, đầu thế kỷ XVIII, Huế trở thành đô thành của Đàng Trong. Dưới triều Tây Sơn, đất Phú Xuân được vua Quang Trung chọn làm Kinh đô. Sau khi vua Nguyễn Ánh thống nhất đất nước, Phú Xuân lại trở thành Kinh đô của triều Nguyễn.

Sau khi lên ngôi, vua Gia Long "muốn mở rộng đô thành để làm nơi bốn phương chầu hội", Kinh thành mở ra các xã Phú Xuân, Vạn Xuân, Diễn Phái, An Vân, An Hòa, An Mỹ, An Bảo, Thế Lại và vua Gia Long thân định cách thức xây thành. Việc xây đắp Kinh thành bắt đầu từ năm 1805 kéo dài đến năm Minh Mệnh thứ 13 (1832) mới hoàn thành. Trong lịch sử Việt Nam thời cận đại, Kinh thành Huế có lẽ là công trình đồ sộ, quy mô, hoàn chỉnh nhất.

Kinh thành Huế gồm 3 vòng thành là Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm thành, được xây dựng theo kiến trúc Vauban với 24 pháo đài quanh thành bố trí cách đều nhau. Phía bên ngoài thành có một hệ thống hào, sông bao quanh vừa có chức năng bảo vệ Kinh thành vừa có chức năng giao thông đường thủy. Đồng thời, phía bên trong có sông Ngự Hà là đường thủy duy nhất vắt ngang Kinh thành. Cùng với đó là hệ thống cửa của Kinh thành với 10 cửa chính thông ra ngoài thành, 1 cửa thông tới Trấn Bình đài và 2 cửa thủy quan ở phía đông và tây trên dòng Ngự Hà

  Sau những thăng trầm của lịch sử và sự biến thiên của thời gian, Kinh thành Huế chịu sự tàn phá, hư hại nên có những công trình đến nay chỉ còn lại dấu tích. Những dấu xưa thành cũ đó và cả những công trình hiện hữu của Kinh thành Huế vẫn còn in dấu trong từng trang Châu bản – Di sản tư liệu thế giới. Năm 1993, Kinh thành Huế thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.

“Hơn 100 Châu bản, tư liệu, hình ảnh, câu chuyện xây dựng Kinh thành Huế được tái hiện chân thực và sinh động qua triển lãm, hy vọng sẽ góp phần “phủi lớp bụi thời gian” để du khách đến với Huế biết những thông tin giá trị về một nét xưa thành cũ trên đất Cố đô”, Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế Hoàng Việt Trung nói.

“Chúng tôi muốn lan tỏa những giá trị của tài liệu Châu bản, những câu chuyện xây đắp Kinh thành của người xưa… để công chúng hiểu hơn về văn hóa – lịch sử của vùng đất này”, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia I Trần Thị Mai Hương bày tỏ.

Soi sáng nhiều “góc khuất”

Tham quan Đại Nội đúng dịp khai mạc, anh Trần Quốc Bảo, du khách đến từ Hà Nội hào hứng: Kỳ đài là không gian tuyệt vời cho triển lãm và ngắm nhìn các di sản Huế. Anh Bảo cho rằng “việc thay đổi cách tiếp cận sử liệu một cách trực quan, sinh động như vậy sẽ “thuyết phục” giới trẻ tìm hiểu về nó. Từ đó, tìm về văn hóa cội nguồn, là một trong những cách bảo tồn và phát huy giá trị di sản hữu hiệu”.

Nhà nghiên cứu văn hóa – lịch sử Huế Nguyễn Xuân Hoa bày tỏ: Đây là một cuộc triển lãm thú vị. Nó giới thiệu với công chúng một hệ thống các tư liệu rất đáng tin cậy lấy từ Châu bản, những bức ảnh có từ thế kỷ XIX hay những tấm bản đồ cổ, “kể chuyện” Kinh thành Huế từ lúc vua Gia Long xây dựng đến Kinh đô của vương triều Nguyễn. Đặc biệt, nó được tổ chức trên không gian khu vực Thượng thành. Cách làm này tạo điều kiện dẫn dắt, thu hút công chúng, mở đầu trong việc khai thác di tích Huế ở một hướng mới. Thay vì chỉ tham quan, chiêm ngưỡng những bức thành, hệ thống pháo đài, lối dạo… du khách có thể hiểu sâu hơn về Kinh thành Huế.

Theo ông Hoa, nếu đi vào chi tiết, triển lãm còn hé lộ nhiều thông tin quý cho các nhà nghiên cứu, những người yêu di sản, như hình ảnh cửa Thượng Tứ. Đối với những người nghiên cứu văn hóa, lịch sử Huế, chúng tôi đều biết trước cửa ra vào thành có một công trình kiến trúc nhỏ để lính canh gác kiểm soát người ra vào, nhưng trong những tư liệu cũ, không xác định được đó là cửa nào. Chúng ta cứ nghĩ đó là hai cửa Ngăn, nơi vua và các bà hoàng đi ra mới có trạm gác này. Nhưng hình ảnh mà triển lãm cung cấp đã chứng minh cửa Thượng Tứ cũng có. Điều này có thể khẳng định, ngày trước hệ thống cửa của toàn bộ mặt Nam không phải như chúng ta thấy hiện nay mà nó còn được bồi đắp bởi một công trình rất độc đáo là vọng gác ngay trước cổng thành.

“Tôi tin là những tư liệu này nếu chúng ta tiếp tục nghiên cứu sâu sẽ soi sáng rất nhiều góc khuất trong lịch sử cũng như cung cấp dữ liệu cho tu bổ di tích về sau”, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa nói.

赞(365)
未经允许不得转载:>88Point » 【nhận định kèo bóng đá tối nay】Vàng son một thuở