您的当前位置:首页 > Thể thao > 【lịch thi đấu tây ban nha la liga】“Chìa khóa” giảm nghèo 正文

【lịch thi đấu tây ban nha la liga】“Chìa khóa” giảm nghèo

时间:2025-01-10 21:54:39 来源:网络整理 编辑:Thể thao

核心提示

Với phương châm “Dạy nghề tạo việc làm là giải pháp, giảm ngh&egrav lịch thi đấu tây ban nha la liga

Với phương châm “Dạy nghề tạo việc làm là giải pháp,lịch thi đấu tây ban nha la liga giảm nghèo là mục tiêu”, huyện Phụng Hiệp mở nhiều lớp đào tạo nghề phù hợp. Qua đó, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, giúp người lao động là hộ nghèo có thu nhập, ổn định cuộc sống.

Nhờ có thu nhập hàng ngày từ nghề đan lục bình, cuộc sống gia đình bà Sương đã tốt hơn.

“Tôi đã thoát nghèo nhờ học nghề”

Là chia sẻ của bà Bùi Thị Sương, ở ấp Mỹ Phú, xã Hòa Mỹ. Khoảng 6 năm trước, bà Sương được địa phương hỗ trợ học nghề đan lục bình. Khi đó, bà chỉ mong có thể lo toan chi phí sinh hoạt trong nhà, không phải chạy ăn từng bữa, bởi gia đình không có ruộng nương, bà cũng không có nghề nghiệp ổn định. Rồi niềm mong ước của bà trở thành hiện thực, bởi nghề này không chỉ giúp bà trang trải cuộc sống mà còn vươn lên thoát nghèo.

Do thuộc diện hộ nghèo, bà Sương học nghề miễn phí và được hỗ trợ theo quy định. Học nghề xong, bà nhận nguyên liệu về đan gia công. Ngoài ra, tận dụng nguồn lục bình có sẵn ở địa phương bà đã đi cắt vừa chủ động nguồn nguyên liệu, vừa tiết kiệm được chi phí.

“Nghề này tuy thu nhập không cao, nhưng có thể làm mỗi ngày và làm mọi lúc, sáng sớm thức đan cũng được, khuya đan cũng được, không có công chuyện thì đan cả ngày. Nếu biết tích cóp, thu nhập sẽ ổn định, quan trọng không phân biệt tuổi tác, già trẻ đều làm được. Bản thân tôi gần 60 tuổi rồi vẫn làm được nghề này”, bà Sương chia sẻ.

Với phương châm chỉ đào tạo nghề khi xác định được việc làm, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện đã mang đến những cơ hội nghề nghiệp tốt hơn cho người dân. Thông qua việc được đào tạo nghề phù hợp, người dân phấn khởi tham gia học nghề, sau đó làm việc và gắn bó lâu dài, nâng cao đời sống.

Toàn huyện đã có 1.575 lao động nông thôn tham gia các lớp đào tạo nghề từ năm 2023 đến nay.

Ông Nguyễn Hoàng Phi, ở ấp Phương An, xã Phương Bình, chia sẻ: “Tôi làm nghề đan dây nhựa khoảng 3 năm nay. Nhờ có nghề này giúp tôi có khoản thu nhập ổn định hàng tháng. Nếu không phải làm vườn, mỗi ngày tôi kiếm được khoảng 200.000 đồng. So với đi làm công ty, doanh nghiệp ngoài tỉnh, chi phí đắt đỏ, ở nhà mà làm công việc có được khoản thu nhập như vậy, chúng tôi mừng lắm”.

Mỗi năm trên địa bàn huyện có hàng trăm lao động được hỗ trợ học nghề (dưới 3 tháng). Trong đó, có hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo. Sau học nghề nhiều hộ có việc làm, thu nhập ổn định, cải thiện được cuộc sống. “Người lao động được đào tạo nghề và có việc làm ổn định là một trong những điều kiện thuận lợi để thoát nghèo. Khi ổn định về kinh tế, an sinh xã hội thì đời sống người dân sẽ được nâng lên”, ông Nguyễn Văn Tính, Phó trưởng Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội huyện Phụng Hiệp, cho biết.

Kéo giảm sâu tỷ lệ hộ nghèo

Căn cứ nhu cầu đăng ký và tình hình thực tế của người dân tại các xã, thị trấn, năm nay, huyện đã xây dựng kế hoạch và phối hợp tổ chức 24 lớp đào tạo nghề. Các lớp nghề đang phát huy tác dụng. Chẳng hạn như lớp đan dây nhựa, đan lục bình giúp người dân trên địa bàn có được công việc ổn định, giảm bớt khó khăn trong cuộc sống. Lớp kỹ thuật xây dựng cũng tạo điều kiện để người dân có thêm kiến thức và trang bị kỹ năng về an toàn lao động, đặc biệt là người lao động có được chứng chỉ nghề, cơ hội làm việc với mức thu nhập cao hơn. Hay lớp chăn nuôi người dân áp dụng kiến thức đã học vào thực tế chăn nuôi của gia đình…

Khi tham gia các lớp đào tạo nghề, người dân không chỉ được học lý thuyết mà còn được “cầm tay chỉ việc”, để có thể áp dụng ngay kiến thức vào thực tiễn. Các nghề được lựa chọn đào tạo cũng đang ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động và nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cũng như phục vụ tốt phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

 “Các lớp đào tạo nghề được tổ chức theo nhu cầu, đăng ký của người lao động và thị trường. Việc đào tạo gắn với tuyển dụng, khi đào tạo xong người lao động có việc làm, hoặc được bao tiêu sản phẩm, góp phần không nhỏ trong công tác giảm nghèo hàng năm của huyện”, ông Nguyễn Văn Tính, Phó trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Phụng Hiệp, nhấn mạnh.

Thực tế, các lớp đào tạo nghề đều hướng đến mục tiêu chung là từng bước thay đổi nhận thức, hỗ trợ người dân tự tạo việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp hoặc bao tiêu sản phẩm, nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo. Từ những kết quả của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn và các giải pháp đồng bộ khác đã góp phần kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 10,1% vào đầu năm 2022 xuống còn 1,87% vào cuối năm nay. Song song đó, công tác này còn góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từng bước hình thành đội ngũ lao động có tay nghề, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động…

Từ năm 2023 đến nay, toàn huyện có 1.575 lao động nông thôn tham gia các lớp đào tạo nghề như làm móng, làm tóc, trang điểm, đan dây nhựa, đan lục bình, kỹ thuật xây dựng, chăn nuôi, trồng trọt… Các lớp đào tạo nghề được tổ chức theo nhu cầu của người lao động và xã hội. Đào tạo gắn với tuyển dụng, khi đào tạo xong người lao động có việc làm, hoặc được bao tiêu sản phẩm.

Cuối năm nay, huyện còn 951 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,87%; 2.922 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 5,74%.

 

BÍCH CHÂU