Hiện đại hóa ngành Hải quan đáp ứng yêu cầu hội nhập. Ảnh: Xuân Anh * PV: Xin ông cho biết những kết quả nổi bật của việc cải cách hiện đại hóa hoạt động hải quan trong những năm qua,ệnđạihóahảiquanTạothuậnlợichohoạtđộngthươngmạlịch thi đấu seagame 32 hôm nay đặc biệt là kết quả sau 1 năm (1/4/2014- 1/4/2015) triển khai hệ thống thông quan hàng hóa tự động (VNACCS/VCIS)? - Ông Nguyễn Ngọc Túc:Những năm qua, Tổng cục Hải quan tiếp tục triển khai các hoạt động cải cách hiện đại hóa theo Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020 và Kế hoạch cải cách, phát triển, hiện đại hóa hải quan giai đoạn 2011- 2015. Công tác cải cách hiện đại hóa luôn được thực hiện quyết liệt, đồng bộ bằng nhiều giải pháp cụ thể và đạt được một số kết quả nổi bật. | Tăng tốc cải cách, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại... Ông Nguyễn Ngọc Túc |
Về cải cách thể chế, Tổng cục Hải quan đã xây dựng đề án Luật Hải quan đúng tiến độ và bảo đảm chất lượng. Luật Hải quan năm 2014 có hiệu lực từ ngày 1/1/2015, đã tạo cơ sở pháp lý cho việc hiện đại hóa toàn bộ hoạt động hải quan và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan hiện đại; góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn xã hội; tạo thuận lợi đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu (XNK), xuất cảnh, nhập cảnh (XNC), quá cảnh lãnh thổ Việt Nam. Về cải cách, hiện đại hóa, chúng tôi đã triển khai thành công hệ thống VNACCS/VCIS. Sau 1 năm triển khai, VNACCS/VCIS đã thu hút 53.200 doanh nghiệp (DN) trên cả nước tham gia, với 6,3 triệu tờ khai, kim ngạch XNK đạt 256,2 tỷ USD. Điểm nổi bật của VNACCS/VCIS là cho phép thủ tục hải quan đơn giản hóa rõ nét, thời gian thông quan 1 lô hàng chỉ trong 3 giây. Ở khâu khai báo và xử lý tờ khai, thời gian tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin khai báo chỉ từ 1 đến 3 giây. Với hàng luồng xanh (miễn kiểm tra hồ sơ giấy và thực tế hàng hóa), thời gian thông quan chỉ từ 1 đến 3 giây. Kết hợp với việc áp dụng mã vạch, thời gian thực hiện giám sát với hàng hóa XNK chỉ còn vài phút thay vì hàng giờ như trước kia, giảm ách tắc hàng hóa tại cổng cảng... Bên cạnh đó, ngành Hải quan đã hiện đại hóa khâu kiểm soát hải quan bằng thiết bị tiên tiến. Đến nay, ngành chúng tôi đã trang bị 11 hệ thống máy soi container không thu phí tại các địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung, địa bàn trọng điểm có lưu lượng hàng hóa lớn, đảm bảo cho việc kiểm soát XNK được chặt chẽ và thông thoáng. *PV: Cải cách hiện đại hóa của cơ quan hải quan đã tác động cụ thể như thế nào đến việc tạo thuận lợi cho DN XNK, thưa ông? - Ông Nguyễn Ngọc Túc:Đến nay, chúng tôi đã có bước cải cách, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa XNK đáng kể. Cụ thể, từ khi đăng ký tờ khai đến khi quyết định thông quan/giải phóng hàng rút xuống chỉ còn 32 giờ 37 phút (chiếm khoảng 28% tổng thời gian từ khi hàng đến cảng/cửa khẩu đến khi hàng có quyết định thông quan/giải phóng hàng khỏi khu vực giám sát hải quan; 72 % còn lại là thời gian tác nghiệp của các cơ quan, tổ chức liên quan). Triển khai Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 và Chỉ thị 24/CT-TTg ngày 5/8/2014 của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính, ngành Hải quan cũng đang tiếp tục rà soát các quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK (theo hướng loại bỏ giấy tờ không cần thiết; bãi bỏ các chỉ tiêu trong từng thủ tục hải quan), phấn đấu tới năm 2015, giảm thời gian làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK qua cảng/cửa khẩu bằng mức bình quân chung của các nước ASEAN-6. Để rút ngắn thời gian làm thủ tục hải quan cho DN, năm 2015 chúng tôi sẽ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: Phát huy hiệu quả VNACCS/VCIS; hiện đại hóa cơ sở vật chất thông qua việc trang thiết bị kiểm tra, lắp đặt trang thiết bị máy móc kiểm soát XNK; thúc đẩy phát triển quan hệ đối tác hải quan – DN và đẩy mạnh hoạt động tham vấn hải quan –DN và các bên liên quan; tăng cường liêm chính hải quan, chống phiền hà, sách nhiễu tiêu cực trong quá trình là thủ tục hải quan… * PV: Là cơ quan được Chính phủ, Bộ Tài chính ủy quyền triển khai thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, đến nay việc thực hiện cơ chế này được Tổng cục Hải quan thực hiện thế nào và kết quả ra sao, thưa ông? - Ông Nguyễn Ngọc Túc:Việc thực hiện Cơ chế Một cửa quốc gia không chỉ là vấn đề xuất phát từ yêu cầu hội nhập. Tổng cục Hải quan đã tích cực, chủ động tham mưu cho Chính phủ, Bộ Tài chính cũng như phối hợp với các bộ, ngành triển khai nhiệm vụ một cách toàn diện về nhiều mặt, từ thành lập và hoàn thiện cơ cấu chỉ đạo điều hành, xây dựng cơ sở pháp lý, thiết lập hạ tầng kỹ thuật, phát triển giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin cho tới tổ chức thực hiện. Tới nay, công việc này đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Về công tác chỉ đạo, điều hành, Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về Cơ chế Một cửa quốc gia và Cơ chế Một cửa ASEAN do Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh làm Trưởng ban, Bộ trưởng Bộ Tài chính làm Phó Trưởng ban... Về xây dựng cơ sở pháp lý, việc thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia đã được luật hóa tại Luật Hải quan 2014 (có hiệu lực từ 1/1/2015) và cụ thể hóa tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP (ngày 21/1/ 2015) của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan. Để đảm bảo cơ chế phối hợp liên ngành, Bộ Tài chính cũng đã phối hợp với các bộ, ngành tham gia giai đoạn đầu ban hành các thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Cơ chế Một cửa quốc gia. Đến nay, đã có 3 bộ kết nối Cơ chế Một cửa quốc gia là Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Giao thông Vận tải. Tới đây, sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia tới các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Y tế; sẵn sàng kết nối ASEAN vào cuối năm 2015 như lộ trình đã được các bộ, ngành thống nhất, Chính phủ đồng thuận. * PV: Xin cảm ơn ông! Song Linh (thực hiện) |