Công nghiệp được xác định là một trong 4 trụ cột trọng tâm phát triển kinh tế của tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo. Nhìn lại chặng đường phát triển công nghiệp của tỉnh trong thời gian qua,ệpkhẳngđịnhvaitrtrụcộtcủanềnkinhtếta88 app link xác định đúng tiềm năng thế mạnh và khắc phục khó khăn để đưa công nghiệp trở thành động lực tăng trưởng của tỉnh cần chiến lược và lộ trình cụ thể. Phóng viên Báo Hậu Giang có cuộc phỏng vấn ông Huỳnh Thanh Phong (ảnh), Giám đốc Sở Công thương tỉnh, xung quanh về vấn đề này.
Hình thành muộn hơn và còn non trẻ so với các tỉnh khác trong khu vực ĐBSCL, công nghiệp của tỉnh Hậu Giang đã có bước phát triển thế nào trong thời gian qua, thưa ông ?
- Năm 2004, sau khi được chia tách từ tỉnh Cần Thơ, tỉnh chỉ có 1 cụm công nghiệp được thành lập. Giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh theo giá hiện hành chỉ đạt 3.523 tỉ đồng, với sự đóng góp của gần 3.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, chủ yếu là các đơn vị cá thể. Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp chưa cao, lực lượng lao động còn thiếu, kết cấu hạ tầng đầu tư công nghiệp chưa được đồng bộ.
Các khu, cụm công nghiệp trong tỉnh được quy hoạch phù hợp, liên kết hiệu quả với mạng lưới giao thông thủy, bộ và hệ thống dịch vụ logistics hiện đại.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với vị trí là vùng trung tâm của vành đai đô thị hóa đồng bằng sông Cửu Long, là cửa ngõ của khu vực Nam sông Hậu. Giao thông đường bộ, đường thủy thuận lợi và ngày càng được quan tâm đầu tư. Hơn hết là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị đã góp phần thúc đẩy công nghiệp phát triển vượt bậc, thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia.
Công tác quản lý, xúc tiến và thu hút đầu tư phát triển công nghiệp được đẩy mạnh. Tỉnh thành lập Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh bên cạnh Sở Công thương thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp. Thành lập 2 khu công nghiệp và 8 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.529,7ha, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kêu gọi, thu hút đầu tư, đảm bảo việc phát triển công nghiệp theo quy hoạch ngành và huy động hiệu quả các nguồn lực. Đến nay các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp đã đóng góp gần 70% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Tính đến hết năm 2021, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh đạt mức hơn 41.785 tỉ đồng, chiếm hơn 81% cơ cấu khu vực II và gần 20% cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Năm 2022 được tỉnh chọn là năm doanh nghiệp với thông điệp “Doanh nghiệp đến Hậu Giang vui”. Đối với lĩnh vực công nghiệp, tỉnh Hậu Giang có những lợi thế cạnh tranh gì để thu hút các nhà đầu tư, thưa ông ?
- Xác định nhiệm vụ phát triển “trụ cột” công nghiệp tại Chương trình số 03/CTr-UBND của UBND tỉnh về phát triển công nghiệp và logistics tỉnh Hậu Giang 5 năm 2021-2025 và Kế hoạch số 213/KH-UBND về việc thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo.
Giai đoạn 2021-2030 tỉnh phát triển mới 5 cụm công nghiệp, mở rộng 2 cụm công nghiệp, tổng diện tích hơn 282ha. Giai đoạn 2021-2025 tập trung phát triển 4 khu công nghiệp với diện tích 784ha (Khu công nghiệp Đông Phú, Khu công nghiệp Đông Phú - giai đoạn 2, Khu công nghiệp Sông Hậu - giai đoạn 2, Khu công nghiệp Tân Hòa). Các khu, cụm công nghiệp được quy hoạch liên kết với mạng lưới giao thông thủy, bộ, nhất là các tuyến đường cao tốc đi qua địa bàn, gần sân bay quốc tế Cần Thơ. Các doanh nghiệp đầu tư dịch vụ logistics, kho bãi ngày càng đa dạng, hiện đại, cảng tổng hợp trên địa bàn tỉnh có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải lớn đến 20.000 tấn.
Khi đầu tư vào tỉnh Hậu Giang, nhà đầu tư được hưởng ưu đãi tối đa về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu máy móc thiết bị tạo tài sản cố định, tiền thuê đất, thuê mặt nước và tiền chuyển mục đích sử dụng đất... Tùy vào các trường hợp cụ thể có mức ưu đãi phù hợp. Trên cơ sở vừa phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, vừa đáp ứng môi trường cạnh tranh lành mạnh trong khu vực, tỉnh tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết nhanh chóng các kiến nghị của nhà đầu tư, hỗ trợ tuyển dụng và đào tạo lao động theo yêu cầu, đồng hành cùng doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường và nguồn nguyên liệu chế biến đạt chất lượng cao
Đưa lĩnh vực công nghiệp của tỉnh trở thành ngành mũi nhọn, tạo sức bật cho nền kinh tế và bám sát với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngành Công thương có những định hướng xúc tiến đầu tư cụ thể nào, thưa ông ?
- Trước hết, ngành tập trung triển khai thực hiện Chương trình, Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 26/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển 4 trụ cột. Ưu tiên thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp đã được phê duyệt theo Đề án quy hoạch phát triển khu công nghiệp và Phương án phát triển cụm công nghiệp tỉnh Hậu Giang, đặc biệt là đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp để tạo điều kiện mời gọi các doanh nghiệp đầu tư thứ cấp và đón đầu hướng dịch chuyển đầu tư vào ĐBSCL.
Kêu gọi đầu tư vào các dự án theo danh mục các dự án đang đầu tư và dự kiến đầu tư ngành công thương giai đoạn 2021-2030, trong đó đa số là các dự án về đầu tư hạ tầng kỹ thuật công nghiệp, phát triển năng lượng (điện sinh khối, điện mặt trời, điện gió, điện rác…) và phát triển dịch vụ logistics.
Bên cạnh đó, khuyến khích các ngành dịch vụ đi kèm phát triển đồng bộ, tạo bộ mặt mới cho thương mại và dịch vụ ở cả khu vực thành thị lẫn nông thôn và cũng là tạo điều kiện cho lực lượng lao động có môi trường sống tốt hơn, thuận lợi hơn. Kêu gọi đầu tư các trung tâm thương mại lớn, chợ truyền thống, tạo động lực mua sắm, kích cầu, khuyến khích sản xuất và tiêu dùng phát triển.
Toàn tỉnh hiện có 235 doanh nghiệp và 4.967 cơ sở cá thể hoạt động sản xuất công nghiệp. Tỉnh đã thành lập 2 khu công nghiệp và 8 cụm công nghiệp, với tổng diện tích là 1.529,7ha, đến nay đã thu hút được 114 dự án, có 77 dự án đi vào hoạt động, tổng mức đầu tư của các dự án là 77.599 tỉ đồng và 3.802,5 triệu USD, tỷ lệ đất được lấp đầy hơn 77% tổng diện tích và giải quyết việc làm cho trên 35.000 lao động. |
Xin cảm ơn ông !
T.TRANG thực hiện