Trái vải Thanh Hà được kiểm nghiệm chặt chẽ trước khi xuất khẩu Ảnh: Bảo Nguyên |
Cam kết về gạo và rau quả trong EVFTA
Đối với các sản phẩm rau củ quả,ớiEUtừchuyệncủagạovàrauquảbd tl keo rau củ quả chế biến, nước quả khác của Việt Nam, EU cam kết cơ bản sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực.
Với mặt hàng gạo xay xát, gạo chưa xay xát và gạo thơm, EU sẽ áp dụng hạn ngạch thuế quan; mặt hàng gạo tấm xuất khẩu vào EU sẽ được xóa bỏ thuế theo lộ trình; sản phẩm từ gạo hạt cũng sẽ được EU đưa về mức thuế 0% trong vòng 7 năm.
Gạo là mặt hàng nhạy cảm nên nhiều nước áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu, thậm chí không mở cửa thị trường trong đàm phán FTA. Với EVFTA, EU đã chấp nhận dành cho Việt Nam hạn ngạch tương đương khoảng 80.000 tấn/năm với thuế suất 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực (gấp hơn ba lần mức hiện nay Việt Nam đang xuất sang EU khoảng 25.000 tấn/năm). Riêng gạo tấm không có hạn ngạch, thuế sẽ giảm về 0% theo lộ trình.
Theo các phân tích, với cam kết này, riêng đối với gạo (trừ gạo tấm) mức giảm thuế của EU giúp doanh nghiệp Việt Nam tiết kiệm được gần 17 triệu euro (khoảng 20 triệu USD) tiền thuế một năm.
Gạo - từng bước xây dựng hình ảnh chất lượng cao
Việt Nam cùng với Thái Lan và Ấn Độ là ba quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Trong khi gạo thơm Thái Lan đã trở nên quá quen thuộc với các khách hàng châu Âu nói chung và thị trường 28 nước thuộc EU nói riêng thì gạo Việt Nam đang ở bước xây dựng hình ảnh.
Thị trường EU là thị trường có nhu cầu về gạo cao cấp với yêu cầu rất khắt khe từ chất lượng sản phẩm tới các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, uy tín của doanh nghiệp, quy trình sản xuất ra sản phẩm... Muốn xâm nhập được thị trường cần phải có những hiểu biết về thói quen và sở thích của người tiêu dùng cũng như nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, khi đã được chấp nhận thì gạo Việt sẽ có được thị trường mang tính ổn định, cơ hội lợi nhuận cao.
Thời gian qua, đã có nhiều chương trình xúc tiến thương mại gạo Việt Nam tại các thị trường lớn của EU như Pháp và Hà Lan. Doanh nghiệp Việt từng bước xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp cho hạt gạo của Việt Nam với chất lượng, bao bì mẫu mã có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm của Thái Lan và Campuchia. Đồng thời, doanh nghiệp Việt Nam có ý thức nghiên cứu sâu hơn về thói quen sử dụng gạo của thị trường EU.
Tập đoàn Lộc Trời (tên gọi mới của Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang) là một dẫn chứng. Doanh nghiệp này xây dựng mô hình cánh đồng lớn với vùng nguyên liệu hơn 90.000 ha. Hàng ngàn kỹ sư nông nghiệp hàng ngày cùng bà con nông dân thay đổi từ gốc đến ngọn phương thức sản xuất để cải thiện chất lượng lúa gạo, nâng cao phẩm chất của từng hạt lúa. Lộc Trời còn đầu tư mạnh cho hoạt động chế biến lúa gạo với việc xây dựng hệ thống nhà máy đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP của châu Âu.
Tháng 11/2015, trong “cuộc đấu” với 25 loại gạo ngon nhất của các doanh nghiệp sản xuất lúa gạo quốc tế, sản phẩm gạo “Hạt Ngọc Trời - Thiên Long”, làm từ giống lúa AGPPS103 của Tập đoàn Lộc Trời đã thắng giải Top 3 Gạo ngon nhất thế giới - giải thưởng của The Rice Trader được xem như một Oscar của ngành lúa gạo quốc tế. Đó cũng là lý do vì sao dòng gạo cao cấp của Lộc Trời xuất khẩu được với mức giá khoảng 700 USD/tấn, cao hơn nhiều mức gạo trắng thông thường, chỉ bán với mức giá 370-380 USD/tấn.
Chuyển dịch thói quen sản xuất cho thị trường cấp thấp sang dần thị trường cấp cao là việc không hề đơn giản, nhưng các nhà hoạch định chiến lược, doanh nghiệp và người nông dân đều đã có chung nhận thức về vấn đề này. Tất cả vì mục tiêu gạo Việt cạnh tranh “sòng phẳng” được với sản phẩm gạo của các quốc gia xuất khẩu khác tại thị trường EU.
Rau quả - tín hiệu mừng, nhưng không thể nóng vội
Trong tình trạng xuất khẩu chung gặp nhiều khó khăn trong 6 tháng đầu năm 2016, mặt hàng rau quả là điểm sáng khi xuất khẩu đạt hơn 1,1 tỷ USD. Nếu so kim ngạch xuất khẩu với mặt hàng thủy sản, gỗ chế biến, thì rau quả vẫn còn thua xa, nhưng nếu so tốc độ tăng trưởng thì đây là mặt hàng tăng ấn tượng với 33% so với cùng kỳ năm 2015 (trong khi mặt hàng thủy sản tăng 3,8%). Điều tích cực là mặt hàng rau quả, nhất là mặt hàng trái cây tươi đã dần dần chinh phục thị trường khó tính.
Vụ vải năm nay, Công ty chế biến nông, lâm sản xuất khẩu Thanh Hà (xã Liên Mạc, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương) tiếp tục đưa quả vải Thanh Hà sang thị trường Pháp. Đây là năm thứ 2 công ty xuất khẩu vải quả sang thị trường này. Công ty dự kiến sẽ xuất khoảng 70 tấn vải quả sang Pháp, trong đó vải sớm là 20 tấn, còn lại là vải thiều. Ngoài thị trường Pháp, công ty cũng đã ký hợp đồng xuất khẩu vải quả cho bạn hàng ở Đức, Phần Lan.
Các sản phẩm trái cây của Việt Nam đã vào được EU là xoài, dứa, vải, nhãn, chuối, thanh long, bơ, măng cụt, sầu riêng. Tương tự, các loại rau xuất khẩu vào thị trường này gồm khoai môn, cải bắp, dưa leo, cà tím…; các loại rau gia vị như rau mùi, ớt ngọt, húng quế, húng bạc hà, cần tây, đậu bắp, ớt… Tuy vậy, sản lượng rau quả Việt xuất khẩu sang EU còn rất khiêm tốn và tăng giảm thất thường.
Nguyên nhân bởi rau quả tươi xuất sang EU, như: ớt, rau húng, quế, thanh long… thường xuyên bị cảnh báo về mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm. Thậm chí, có thời điểm EU đưa ra cảnh báo sẽ cấm toàn bộ các mặt hàng rau quả của Việt Nam nếu phát hiện đủ 5 lô hàng không đảm bảo. Cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam đã phải áp dụng phương án tạm dừng xuất khẩu để chấn chỉnh.
Đầu năm nay, do phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép trên sản phẩm, phía EU cũng đã tăng tần suất kiểm tra mặt hàng thanh long của Việt Nam lên 20%. Đối với một số mặt hàng rau gia vị, như: rau mùi, ớt ngọt, húng quế, húng bạc hà, cần tây, đậu bắp, tần suất kiểm tra được tăng lên 50%.
Lý giải tình trạng này, các chuyên gia cho rằng, do EU là thị trường xuất khẩu lớn với những yêu cầu, tiêu chuẩn cao. Trong khi đó, quá trình sản xuất, đặc biệt là bảo quản sau thu hoạch các sản phẩm nông sản nói chung, mặt hàng rau quả nói riêng của Việt Nam còn nhiều bất cập. Hệ thống sản xuất vẫn tương đối manh mún, khó kiểm soát, chưa đủ điều kiện để đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật đặt ra. Hiện sản xuất rau quả của Việt Nam áp dụng theo tiêu chuẩn VietGap đã làm tương đối tốt ở khâu gieo trồng, sản xuất, song công tác xử lý sau thu hoạch chưa ổn. Vì vậy, khi đầu tư sản xuất theo chuỗi, tăng cường đầu tư, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong khâu xử lý sau thu hoạch là điều rất quan trọng.
Thông thường với các thị trường chặt chẽ, khó tính, một quy trình để làm thủ tục, đưa một mặt hàng mới, đặc biệt là rau quả thâm nhập thành công vào thị trường này sẽ mất 5 - 8 năm, hoặc lâu hơn. Như vậy có thể thấy, việc mở và giữ được thị trường cho từng loại rau quả tại thị trường EU là không hề đơn giản.
Rau quả Việt Nam từ sản phẩm thứ yếu, dần vươn lên chiếm vị trí cao trong bảng kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu nông sản. Nhiều sản phẩm rau quả của Việt Nam đang đứng trước thời cơ lớn. Nhu cầu thị trường lúc nào cũng rộng mở, từ bình dân đến cao cấp, từ dễ tính đến khắt khe. Với thị trường EU, cần xác định phải luôn đáp ứng được yêu cầu ở mức độ gần như khắt khe nhất. n
Nông sản Việt, dù là gạo hay rau quả, không thể và không nên nóng vội trong việc xuất khẩu vào EU. Bước từng bước đi chắc chắn là nền tảng cần thiết cho một sự phát triển bền vững.