【soi keo leicester】Huyện Bác Ái (Ninh Thuận): Đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đồng bào Raglai
作者:Cúp C2 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 19:48:50 评论数:
VHO - Với hơn 87% dân số trên địa bàn là đồng bào dân tộc Raglay,ệnBácÁiNinhThuậnĐẩymạnhcôngtácbảotồnpháthuygiátrịvănhóađồngbàsoi keo leicester có nhiều nét văn hóa, lễ hội độc đáo, hấp dẫn…, những năm qua, chính quyền và người huyện Bác Ái, Ninh Thuận nỗ lực xây dựng đời sống văn hóa, đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy giá trị để thu hút du khách, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân…
Đơn giản hóa các lễ hội, việc cưới, việc tang
Sau hơn 20 năm tái lập, nền kinh tế - xã hội của huyện đã có nhiều chuyển biến vượt bậc, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS được nâng lên rõ nét, nhân dân tin tưởng vào đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, Pháp luật của Nhà nước.
Song song với triển khai có hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế, an sinh xã hội đến với người dân, Đảng bộ, chính quyền địa phương đã chú trọng xây dựng, bảo tồn các giá trị văn hóa của đồng bào các DTTS, bằng các chính sách, đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, 100% thôn có Nhà văn hóa - thể thao, là nơi tổ chức sự kiện chính trị, hoạt động văn hóa tinh thần cho nhân dân; 38/38 thôn có đội Mả la, văn nghệ dân gian; toàn huyện có 90% đạt gia đình văn hóa và có 95% cơ quan đơn vị đạt chuẩn văn hóa…
Tình trạng tảo hôn đã giảm đáng kể, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội ở khu dân cư trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực, được thực hiện đúng quy định, phù hợp với tập quán, hoàn cảnh gia đình, các nghi lễ đảm bảo trang trọng, giữ gìn và phát huy được những phong tục tập quán tốt đẹp, các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.
Trong những năm gần đây, đa số đám cưới đã được nhân dân tổ chức theo hướng lành mạnh, tiết kiệm, văn minh và phù hợp với truyền thống của dân tộc. Phong tục cưới theo truyền thống của đồng bào dân tộc Raglai ngày càng được bà con phát huy gìn giữ. Hầu hết các đám cưới hiện nay được tổ chức rút ngắn thời gian so với trước đây, chỉ tổ chức trong 1- 2 ngày (Trước kia từ 3-4 ngày).
Việc tang được tổ chức trang nghiêm theo nghi thức truyền thống, việc tổ chức ăn uống trong đám tang cũng như các tuần tiết sau đám tang được tổ chức gọn nhẹ, xóa bỏ được các hủ tục lạc hậu, mê tín trong việc tang; nhiều địa phương việc tang được thực hiện tương đối tốt, an táng đúng nơi quy định, phù hợp với phong tục ở địa phương.
Các hoạt động lễ hội trong huyện diễn ra an toàn, lành mạnh; công tác tuyên truyền, kiểm tra việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội được chú trọng. Đặc biệt là các nghi lễ truyền thống của đồng bào như ma chay, cưới, xin, lễ bỏ mả, ăn đầu lúa mới… đã được tổ chức rút ngắn về thời gian và quy mô, giảm dần sự tốn kém cũng như những hũ tục...
Đẩy mạnh công tác bảo tồn văn hóa truyền thống
Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống trên địa bàn huyện được triển khai sâu rộng và đang nhận được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả của các ngành có liên quan và sự tham gia ủng hộ nhiệt tình của đông đảo tầng lớp Nhân dân; những nét văn hóa tiêu biểu của cộng đồng các dân tộc thiểu số được quan tâm lưu giữ.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Bác Ái có 5 nghệ nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”, có nhiều cống hiến trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc.
Trong đó, các Nghệ nhân còn lưu giữ nhiều loại nhạc cụ dân tộc như: kèn Saranai, đàn Kanhi; các hình thức lễ hội, nghi lễ sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng được bảo lưu như: Lễ cưới truyền thống; Lễ Bỏ mã, Lễ cúng ăn mừng lúa mới, lễ cúng rẫy; lưu giữ các loại nhạc cụ: Mã la, Khèn bầu, sáo trúc, đàn Chapi…; về dân ca, dân vũ có hệ thống truyện cổ, sử thi, câu đố, hát đối đáp; các điệu múa: Múa giã gạo (giã bắp), múa lên rẫy, múa trỉa hạt... các lễ, tục, nhạc cụ trên đã gắn liền với đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện được quan tâm lưu giữ, bảo tồn và ngày càng phát huy giá trị.
Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng, sản phẩm văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần của người dân. Thường xuyên củng cố, hoàn thiện thể chế văn hóa, bảo đảm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với công tác chỉ đạo và tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch. Xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa phù hợp với đặc thù và từng bước đáp ứng nhu cầu của người dân.
Nâng cao hiệu quả thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và “Xây dựng nếp sống văn hóa - văn minh đô thị”; chất lượng các danh hiệu văn hóa; tiếp tục đẩy mạnh và phát huy dân chủ cơ sở để người dân cùng tham gia giám sát và tổ chức thực hiện...
Tuy điều kiện kinh tế- xã hội của huyện đã có bước phát triển nhưng là huyện miền núi với phần lớn là đồng bào DTTS, trình độ dân trí, xuất phát điểm kinh tế thấp, nên đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
Cơ sở vật chất, các thiết chế văn hoá chưa được đầu tư đồng bộ do thiếu nguồn lực đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu rèn luyện thể dục thể thao của các tầng lớp Nhân dân; một số phong tục, tập quán, lễ hội của các dân tộc dần bị mai một; nhận thức, trách nhiệm của một số cấp uỷ Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và Nhân dân về công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của các dân tộc chưa đúng mức; sự phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng mạng xã hội, những văn hóa độc hại đang len lỏi, tác động vào đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.
Chia sẻ với Văn Hóa, ông Trần Văn Toàn, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bác Ái cho biết, để giữ gìn, bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS trên địa bàn, chính quyền địa phương đang đẩy mạnh hơn nữa công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống; đưa quy ước, hương ước của thôn văn hóa vào phong trào xây dựng gia đình văn hóa với các cuộc vận động như: xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư… tạo thành phong trào thi đua chung của mọi tầng lớp nhân dân, để từng thôn, làng, mỗi hộ gia đình, mỗi cá nhân cùng tham gia, tạo nên sức mạnh tập thể để đẩy mạnh thực hiện phong trào.
Phát huy tốt vai trò của già làng, trưởng thôn, những người có uy tín trong cộng đồng dân cư, cán bộ, đảng viên phải tiên phong, gương mẫu, đi đầu trong các phong trào để quần chúng nhân dân noi theo.
Bên cạnh đó, ưu tiên đầu tư nguồn lực cho việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế với phát huy bản sắc văn hóa của địa phương.
Hằng năm tổ chức sơ kết, tổng kết để biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích, nhân rộng những mô hình tiêu biểu, những cách làm hay để địa phương khác học tập, rút kinh nghiệm.
Đồng thời, đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu hình ảnh vùng đất, con người và những nét văn hóa đặc sắc để thu hút du khách, phát triển du lịch; góp phần phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống văn hóa, vật chất tinh thần của người dân. Đặc biệt, góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào trên địa bàn.