您现在的位置是:88Point > Nhận Định Bóng Đá
【bang xep hang giai tbn】Vụ Pháp chế Bộ Tài chính: Viết tiếp chặng đường 15 năm xây dựng và trưởng thành
88Point2025-01-24 22:58:33【Nhận Định Bóng Đá】4人已围观
简介Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ hoàng Anh Tuấn (bên phải) trao Cờ thi đua của Chính phủ cho đại diện Vụ P bang xep hang giai tbn
Với tư cách là “người gác cổng” trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) của Bộ Tài chính - một bộ đa ngành,ụPhápchếBộTàichínhViếttiếpchặngđườngnămxâydựngvàtrưởngthàbang xep hang giai tbn đa lĩnh vực - Vụ Pháp chế đã thực sự trở thành đơn vị tham mưu đáng tin cậy của Bộ Tài chính, góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách về tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) nhằm đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.
Ưu tiên hoàn thiện thể chế pháp luật tài chính
Hoàn thiện thể chế, pháp luật tài chính luôn được Bộ Tài chính ưu tiên hàng đầu. Hệ thống chính sách tài chính - NSNN được xây dựng luôn hướng tới một nền tài chính an toàn, lành mạnh, công khai, minh bạch, hiệu quả; phục vụ quá trình phát triển kinh tế của đất nước, đồng thời đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. Trung bình mỗi năm ngành Tài chính phải hoàn thành hệ thống văn bản QPPL khổng lồ, chiếm tới 1/3 số lượng văn bản trong khối các cơ quan trung ương. Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2011 - 2015, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội 16 dự án luật; 4 nghị quyết của Quốc hội, 3 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH). Đồng thời, Bộ Tài chính cũng đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 99 nghị định, 109 quyết định và ban hành theo thẩm quyền 1.099 thông tư, thông tư liên tịch. Nhiều dự án luật quan trọng đã được Bộ Tài chính trình Quốc hội thông qua trong thời gian gần đây, như: Luật Hải quan (sửa đổi); Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (DN); Luật NSNN (sửa đổi); Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý nợ công (sửa đổi); Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí; các luật về thuế... Ngoài ra, Bộ Tài chính còn hoàn thiện nhiều đề án trình Quốc hội, Chính phủ và các cấp có thẩm quyền cũng như ban hành mỗi năm hàng trăm thông tư thuộc thẩm quyền quản lý.
Quá trình xây dựng, hoàn thiện các văn bản QPPL có sự đóng góp quan trọng của Vụ Pháp chế, từ khâu lập chương trình xây dựng văn bản, theo dõi, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ; xây dựng, soạn thảo khi văn bản được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, UBTVQH hoặc chương trình công tác của Chính phủ, của Bộ Tài chính đến khâu tham gia ý kiến pháp lý hoặc thẩm định dự thảo văn bản trước khi trình lãnh đạo bộ ký ban hành. Các tổ chức pháp chế thuộc các tổng cục và tương đương (Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Dự trữ Nhà nước) cũng đã phối hợp chặt chẽ với Vụ Pháp chế để hoàn thành nhiệm vụ tham gia ý kiến pháp lý, thẩm định văn bản.
Đẩy mạnh công tác thi hành pháp luật
Công tác tổ chức thi hành pháp luật, trọng tâm là các công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật; hỗ trợ pháp lý cho DN và kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật có vai trò rất quan trọng trong ngành Tài chính.
Về công tác phổ biến giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho DN, trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về nội dung và phương pháp triển khai. Nhiều chính sách, văn bản QPPL có nội dung liên quan đến người dân và DN được Bộ Tài chính tổ chức phổ biến, giới thiệu, giúp các đối tượng thi hành kịp thời nắm vững pháp luật và tổ chức thực thi hiệu quả. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2018, trong toàn ngành Tài chính đã tổ chức hàng nghìn cuộc tập huấn về văn bản QPPL; gần 700 cuộc đối thoại với người nộp thuế, người khai hải quan; biên soạn và cấp phát miễn phí gần 2 triệu ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền hỗ trợ về thuế cho người nộp thuế...
Bảng vàng thành tích Vụ Pháp chế đã đạt được thời gian qua:
- Huân chương Lao động hạng Nhất; Cờ thi đua của Chính phủ; Cờ thi đua của Bộ Tài chính; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc...
- Nhiều cá nhân được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì,
Bằng khen Bộ trưởng Bộ Tài chính, danh hiệu Chiến sỹ thi đua ngành Tài chính…
Đặc biệt, từ năm 2011, Bộ Tài chính đã triển khai “Ngày Pháp luật” trong ngành Tài chính (ngày 28/8) và từ năm 2013, khi Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu lực thi hành, ngành Tài chính đã tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước CHXH Việt Nam (9/11). Qua các năm triển khai, Ngày Pháp luật có sức lan tỏa mạnh mẽ trong ngành Tài chính, không chỉ dừng lại ở hoạt động phổ biến, tuyên truyền pháp luật mà còn thúc đẩy, lan tỏa tinh thần phấn đấu, hoàn thành tốt các mặt nhiệm vụ công tác của Ngành.
Bên cạnh đó, kiểm tra văn bản cũng được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác pháp chế tài chính. Qua đó, kịp thời phát hiện các văn bản phát sinh vướng mắc, bất cập trong quá trình thực thi; đồng thời, bảo đảm văn bản được ban hành có cơ sở pháp lý cụ thể, rõ ràng, đúng thẩm quyền, đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác quản lý của ngành Tài chính trong tình hình hiện nay.
Dấu ấn cải cách thủ tục hành chính
Nói đến công tác pháp chế, không thể không nhắc tới công tác cải cách hành chính (CCHC). Từ khi công tác CCHC thuộc chức năng của Vụ Pháp chế (từ tháng 9/2017, nhiệm vụ này được chuyển từ Vụ Pháp chế về Văn phòng Bộ theo quy định tại Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 7/8/2017 của Chính phủ), đơn vị luôn xác định công tác CCHC là nhiệm vụ quan trọng nên đã tham mưu cho Bộ Tài chính triển khai một cách chủ động và toàn diện với nhiều giải pháp quyết liệt.
Cụ thể, ngay từ những năm đầu thực hiện Đề án đơn giản hóa TTHC trên các lĩnh vực quản lý nhà nước 2007-2010 (Đề án 30), Vụ Pháp chế trong vai trò thường trực đã phối hợp với các đơn vị triển khai các hoạt động và đạt kết quả tích cực. Đặc biệt là từ năm 2014, hàng năm Chính phủ đều ban hành Nghị quyết số 19/NQ-CP, Vụ Pháp chế đã chủ động nghiên cứu, tham mưu, trình Bộ Tài chính sớm ban hành các kế hoạch, chương trình hành động với các giải pháp được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ chi tiết cho từng đơn vị. Kết quả thực hiện các Nghị quyết 19 trong lĩnh vực tài chính được xã hội và cộng đồng DN đánh giá tích cực, góp phần giúp Bộ Tài chính liên tục đứng vị trí cao trong Bảng xếp hạng Chỉ số CCHC quốc gia (Par Index).
Thời gian tới, cùng với việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, nhiệm vụ xây dựng pháp luật, công tác hoàn thiện thể chế tài chính còn rất nặng nề, với khối lượng công việc lớn và yêu cầu ngày cao. Trọng trách này đặt lên vai những người làm công tác pháp chế tài chính, đòi hỏi phải tiếp tục đoàn kết, dồn tâm sức và trí tuệ để hoàn thành nhiệm vụ được giao, xứng đáng với niềm tin của lãnh đạo Bộ Tài chính.
Thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế và Chỉ thị số 01/CT-BTC ngày 21/2/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc kiện toàn và tăng cường năng lực của tổ chức pháp chế ngành Tài chính đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quy định tại Nghị định 55/2011/NĐ-CP, công tác pháp chế tài chính được tổ chức gồm các đơn vị sau: Vụ Pháp chế Bộ Tài chính; các tổng cục và tương đương đều có tổ chức pháp chế; các vụ, cục đều bố trí cán bộ làm công tác pháp chế. |
Minh Anh
很赞哦!(3)
相关文章
- Hà Nội tưởng niệm nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
- Rà soát thực trạng cơ sở hạ tầng từng cửa khẩu thuộc địa bàn quản lý hải quan
- Đôn đốc sắp xếp lại nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước
- Cienco 5 đề xuất giảm phí đường bộ trạm Tam Kỳ (Quảng Nam)
- Nga và Ukraine trao đổi hơn 300 tù binh trước thềm năm mới
- Chức năng quản lý nợ công đang bị phân tán
- Ban hành quy định mới về chế độ khoán kinh phí sử dụng xe ô tô
- Nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp 100% vốn nhà nước làm nhiệm vụ chính trị
- TP.HCM mưa lớn từ chiều đến tối, nhiều tuyến đường ngập nặng
- Gần 71.000 doanh nghiệp thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia
热门文章
站长推荐
Cần ngăn chặn tình trạng "đục nước béo cò" trong dịch Covid
Cục DTNN khu vực Thanh Hoá: 100% kho đạt chuẩn
Hướng dẫn mới về ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp
Hải quan Bà Rịa
Vụ DN 'đòi nợ' được giải quyết, cao tốc QL45
Khai mạc giải bóng đá thanh niên Bộ Tài chính
Kim ngạch nhập khẩu qua Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu tăng trưởng trên 60%
Chủ động đối phó với áp lực tăng giá
友情链接
- Chip bán dẫn giả, kém chất lượng tràn ngập thị trường
- Rao bán trên 13.000 khẩu trang y tế không rõ nguồn gốc trên facebook
- Quạt năng lượng mặt trời sẽ hút khách ngày hè?
- Tp Hồ Chí Minh: Thu giữ 10.000 khẩu trang 3M nghi hàng giả
- Xuất hiện thêm một loại 'thần dược' hỗ trợ điều trị Covid
- Sử dụng hóa chất để ép chín trái cây không đúng liều lượng nguy hiểm khó lường
- Quạt sưởi đầu đông: Đề phòng nguồn gốc, cẩn trọng sử dụng
- Cẩn trọng kẻo ung thư vì những món ăn vặt khoái khẩu 'siêu bẩn'
- Tác hại không tưởng từ việc uống trà sai cách
- Cẩn trọng với những loại trái cây dễ bị 'phun đẫm' hóa chất để ép chín