【lịch bóng đá mới nhất】2017: Doanh nghiệp tiếp tục được phát triển mạnh mẽ
时间:2025-01-11 04:20:15 出处:Thể thao阅读(143)
Đây là nhận định của ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về sự phát triển của DN trong năm 2017.
Hoạt động DN trong năm 2016 đã có điểm sáng và điểm còn hạn chế như thế nào, thưa ông?
Có thể nói năm 2016 vừa qua là năm của tinh thần khởi nghiệp, nhờ những động thái tích cực của Chính phủ đã giúp tạo được niềm tin thúc đẩy phong trào khởi nghiệp khắp cả nước. Nhưng để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ DN phát triển và thúc đẩy phát triển phong trào khởi nghiệp dựa trên cơ sở sáng tạo, vai trò của môi trường kinh doanh, chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng rất quan trọng.
Về môi trường kinh doanh mặc dù chúng ta đã có những nỗ lực cải cách mạnh mẽ trong những năm vừa qua, nhưng so với những chuẩn mực tiên tiến của thế giới, của ASEAN vẫn còn khoảng cách khá xa; Thủ tục hành chính còn phiền hà, môi trường kinh doanh đâu đó còn không minh bạch, chi phí không chính thức còn khá phổ biến.
Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa như mong muốn, các DN đang rất khó tìm được đội ngũ nhân lực phù hợp với yêu cầu của mình. Cơ sở hạ tầng tuy đã được chú trọng nhưng nhìn chung vẫn còn kém phát triển. Vì thế, chỉ khi nào chúng ta giải quyết được các yêu cầu này thì lúc đó DN mới có bệ đỡ vững chắc cho sự phát triển.
Vậy theo ông, trong năm 2017, hoạt động của các DN nói chung sẽ gặp khó khăn và thuận lợi gì?
Năm 2017 được dự báo là một năm có nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức, các DN sẽ phải đương đầu với những trào lưu lớn ảnh hưởng đến phát triển DN.
Thứ nhất, quá trình toàn cầu hóa vẫn sẽ tiếp tục một mặt mở ra những cơ hội nhưng một mặt sẽ có những thách thức. Nếu không có năng lực cạnh tranh, DN sẽ khó trụ vững trong bối cảnh hội nhập. Bởi vì chúng ta phải cạnh tranh với DN của tất cả các nền kinh tế trên thế giới và đặc biệt là các nền kinh tế của các nước tham gia các hiệp định thương mại tự do mà chúng ta đã ký kết.
Thứ hai là xu hướng của cách mạng công nghệ lần thứ 4. Cuộc cách mạng này đang gây ra những đảo lộn rất lớn trong cái trật tự kinh tế thế giới trong phân công lao động quốc tế. Nó có thể dẫn tới sự đảo chiều của các dòng thương mại và đầu tư quốc tế của chúng ta.
Thứ ba, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, nên sẽ ảnh hưởng rất lớn tới công ăn việc làm và các DN đang hoạt động ở khu vực nông nghiệp nông thôn. Cho nên có một sự chuyển dịch cơ cấu của DN từ các khu vực sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Đồng thời cũng tạo ra cơ cấu ngành công nghiệp có thể sống chung với tác động của biến đổi khí hậu. Đây là yêu cầu rất quan trọng của DN Việt Nam trong thời gian tới.
Về mặt ngắn hạn, môi trường kinh doanh vẫn còn khó khăn trong nhiều lĩnh vực vẫn chưa đạt chuẩn quốc tế, thủ tục hành chính còn phiền hà, chi phí kinh doanh còn lớn, đặt biệt là lãi suất và chi phí không chính thức. Tuy nhiên, điều thuận lợi là công cuộc cải cách thể chế đang được phát động. Những đổi mới trong hệ thống pháp luật cũng như trong chỉ đạo điều hành của các bộ ngành địa phương cũng đang được thúc đẩy. Điều này cũng tạo nên động lực và niềm tin cho DN Việt Nam. Năm 2017 sẽ là năm mà các DN tiếp tục có những bước phát triển.
Với những khó khăn nêu trên vậy chính sách phát triển DN cần những thay đổi như thế nào thưa ông?
Các chính sách hỗ trợ DN và khởi nghiệp DN về cơ bản đã khá đầy đủ, nên chúng ta cần phải có một số giải pháp, chương trình cụ thể, trong đó, chương trình chuyển đổi các hộ kinh doanh thành DN phải là chương trình then chốt, giúp hoàn thành mục tiêu đạt 1 triệu hộ DN hoạt động hiệu quả vào năm 2020. Việt Nam đang có khoảng 4 triệu các hộ kinh doanh hoạt động trong khu vực phi chính thức và có trên 1 triệu DN hoạt động trong khu vực chính thức nhưng chưa phải là DN. Biện pháp tốt nhất để tăng nhanh DN là yểm trợ cho các hộ này có thể chuyển đổi thành mô hình DN. Muốn làm được việc đó phải đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với việc thành lập và vận hành DN, nhất là đối với các DN có quy mô nhỏ và siêu nhỏ.
Tuy nhiên, việc thay đổi chuyển đổi các hoạt động của DN là quan trọng nhưng quan trọng hơn phải đảm bảo cho nó hoạt động hiệu quả. Việc cải thiện môi trường kinh doanh và những nỗ lực thúc đẩy sự liên kết của các DN này. Các DN nhỏ và vừa chỉ có thể tồn tại và phát triển trong toàn cầu với điều kiện họ phải liên kết với nhau. Đặc biệt là sự liên kết của các DN nhỏ và vừa với các DN FDI. Để đảm bảo các DN vừa và nhỏ Việt Nam có thể tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu. Nhà nước cũng cần có những chính sách khuyến khích thúc đẩy sự liên kết này.
Đặc biệt, các DN cần có các chính sách hỗ trợ về thuế và tín dụng. Hiện nay các bộ ngành đang phối hợp với nhau để xây dựng chương trình này và hy vọng sẽ đạt được hiệu quả trong năm 2017.
Xin cảm ơn ông!
上一篇: Những điều kiện cần để Logistics trở thành “mạch máu của nền kinh tế”
下一篇: Sách Phật giáo: Những tác giả quen thuộc tiếp tục thu hút độc giả
猜你喜欢
- Long An truy điệu, an táng 122 hài cốt liệt sĩ
- Hội nghị WEF: Hợp tác trong một thế giới phân mảnh
- Hàng loạt cổ phiếu lớn giảm mạnh khiến thị trường chứng khoán đảo chiều
- Ngày 21/6: Giá heo hơi đồng loạt lao dốc từ 1.000
- 8 đối tượng liên quan vụ AIC đã đầu thú
- Hết quý 3, các doanh nghiệp bảo hiểm đã chi trả quyền lợi bảo hiểm gần 34 nghìn tỷ đồng
- Nhắc nhở việc kinh doanh, cho thuê tài sản công không đúng quy định
- Cán bộ ngành Tài chính ủng hộ 5 tỷ đồng cùng cả nước chung tay vì người nghèo
- Mỏ đá Yên Bái khiến dân bất an: Bộ TN&MT xử phạt công ty Hùng Đại Sơn