当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【kết quả bóng đá giao hữu câu lạc bộ hôm nay】Ưu tiên đầu tư tuyến đường Đắk Nông

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận ngày 25-7

Đây là ý kiến của nhiều đại biểu khi thảo luận ở hội trường ngày 25-7 về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.

Các đại biểu bày tỏ tán thành với báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách của Chính phủ. Trong đó có nhiều thành tích đạt được rất đáng tự hào, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.

Nhiều đại biểu đánh giá cao việc Chính phủ đã sớm chỉ đạo và có sự điều chỉnh phù hợp để bảo đảm chống dịch nhưng không “ngăn sông cấm chợ”. 

Thái độ dứt khoát cùng biện pháp mạnh trên cả nước đã khiến người dân không còn coi thường dịch bệnh, thực hiện khai báo đầy đủ. Sự chấp nhận gian khổ hy sinh của lực lượng tuyến đầu như quân đội, công an, y tế và sự chia sẻ của các địa phương, sự chung tay đóng góp về vật chất mà còn sự đồng lòng về tinh thần của mọi người dân, tổ chức, doanh nghiệp đã hỗ trợ cho các tỉnh có dịch thêm sức mạnh để kiểm soát và niềm tin chiến thắng dịch bệnh. 

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy, Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội


Chính phủ quan tâm cập nhật, xây dựng các kịch bản về dịch bệnh và dựa vào các kịch bản đó xây dựng các chỉ tiêu, kịch bản cho sản xuất, cho phát triển kinh tế một cách hiệu quả, bền vững. Trước mắt cần tập trung mạnh ưu tiên nguồn lực để chống dịch, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong chẩn đoán, khám chữa bệnh và thực hiện các hoạt động chỉ đạo khác về y tế…

Đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội


Về các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, Nghị quyết 68 và Quyết định 23 đang được triển khai đúng hướng, thiết thực, đúng đối tượng, thủ tục triển khai rất thông thoáng. 

Chúng ta đề cao tính linh hoạt, sáng tạo, phân quyền mạnh cho địa phương quyết định về việc hỗ trợ. Đến nay, chính sách hỗ trợ đã được triển khai nhanh, có hiệu quả, nhất là ở các địa phương thực hiện giãn cách xã hội. Tất cả lực lượng lao động, bán vé số dạo từ Đà Nẵng đến Cà Mau với hàng trăm nghìn người đã được hỗ trợ. TP. Hồ Chí Minh và nhiều địa phương đã ban hành và thường xuyên cập nhật đối tượng lao động tự do được hưởng chính sách.

Ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội


Nhiều đại biểu đề nghị, trong những tháng cuối năm 2021, Chính phủ cần tiếp tục chủ động điều hành chính sách tiền tệ, tài chính linh hoạt, hỗ trợ tích cực, hiệu quả người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh cũng như chú trọng tháo gỡ khó khăn về thể chế cho sản xuất kinh doanh; đẩy nhanh hơn nữa tiến độ giải ngân vốn đầu tư công…

Các đại biểu cũng đề xuất các tuyến đường kết nối khu vực Tây Nguyên với vùng kinh tế trọng điểm miền Đông Nam bộ, TP. Hồ Chí Minh và khu vực ven biển miền Trung, không chỉ kết nối với các khu vực mà còn kết nối với các nước Lào, Campuchia để khai thác mạnh mẽ tiềm năng to lớn của các vùng này.

Tuyến đường Quốc lộ 14 nối Đắk Nông và TP. Hồ Chí Minh là tuyến đường độc đạo, huyết mạch hiện đang quá tải, đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải để đưa vào quy hoạch mạng lưới đường bộ quốc gia giai đoạn 2021-2025 để bảo đảm kết nối giữa các vùng kinh tế một cách thuận lợi, tạo bước phát triển đột phá về kinh tế - xã hội của các vùng. Riêng kết nối giữa Đắk Nông với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam bộ kiến nghị ưu tiên đầu tư tuyến đường Đắk Nông - Chơn Thành (Bình Phước) để phá vỡ thế độc đạo, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh.

Đại biểu Nguyễn Trường Giang, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội


Các đại biểu đề nghị Chính phủ cần quan tâm hơn nữa việc xây dựng bộ máy tinh gọn, kiên quyết tinh giản những cán bộ không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, năng lực làm việc kém, cắt giảm các khâu trung gian; triệt để thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Vẫn còn những lãng phí lớn trong sử dụng tài sản công, trụ sở, đất đai mà Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra. Việc chậm tổ chức thực hiện, chậm giải quyết công vụ, bệnh thành tích, tính hình thức cũng là một sự lãng phí không nhỏ. Vì vậy, cần phải cá thể hóa trách nhiệm, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan thẩm định dự toán mới hạn chế được lãng phí. 

Đại biểu Phan Viết Lượng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội


Kết luận phiên họp, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, các đại biểu thảo luận sôi nổi, thẳng thắn, trách nhiệm, chỉ ra những tồn tại, hạn chế của nền kinh tế cũng như đề xuất nhiều giải pháp quan trọng để ngăn chặn hiệu quả dịch Covid-19; các giải pháp để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, triển khai đồng bộ các chương trình mục tiêu quốc gia, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, cải cách thủ tục hành chính và đấu tranh phòng chống tham nhũng. 


Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải kết luận phiên họp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ, các bộ, ngành tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu nêu ra tại phiên thảo luận.

分享到: