Gần 2 năm đại dịch tấn công,Đadạngmnhạctrựctuyếkết quả belarus cũng ngần ấy thời gian âm nhạc Việt Nam nhọc nhằn tìm con đường mới để tiếp cận với công chúng. Nhiều chương trình âm nhạc trực tuyến ra đời và ngày càng đa dạng, có chiều sâu...
Chương trình “Chia sẻ để gần nhau hơn” hồi tháng 7.
Khán giả giờ đã quen với các show nhạc online. Lúc đầu, chỉ đơn thuần là các MV được quay trong điều kiện tối giản trong không gian hẹp, thậm chí chỉ một phòng mấy mét vuông, phát trên nền tảng trực tuyến, quay phát trực tiếp… Qua các đợt dịch, nhận thấy việc tổ chức một chương trình biểu diễn nghệ thuật để khán giả đến xem là điều không thể, nên các nghệ sĩ đã chuyển sang đầu tư nhiều hơn những chương trình nghệ thuật trực tuyến, xem đây là cách tiếp cận chính với khán giả, chứ không còn suy nghĩ là phụ như trước đây.
Từ đây, chất lượng nghệ thuật dần được nâng lên, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật và khẳng định được đẳng cấp của ca sĩ, ê-kíp thực hiện. Trong số đó, có thể kể đến “Quang Vinh Retreat” của ca sĩ Quang Vinh; show trực tuyến “Hát cho những ai ở trong nhà” của Đức Tuấn… Không chỉ các ca sĩ đã khẳng định tên tuổi làm show trực tuyến, mà các ca sĩ trẻ cũng nghĩ và thực hiện những chương trình có sưc hút như: “Chill at home hát trên sân thượng” của Tăng Phúc, “Ở nhà nghe cùng Lân Nhã” của ca sĩ Lân Nhã, chuỗi chương trình “Moodshow” của ca sĩ Bảo Anh…, đã tạo hiệu ứng tốt, thôi thúc những nghệ sĩ khác cùng nhập cuộc để hướng khán giả đến một không gian âm nhạc mới mà trước đây họ chưa từng nghĩ đến.
Năm 2021, khán giả được thưởng thức nhiều chương trình đa dạng hơn và các ca sĩ mạnh dạn đầu tư nhiều MV, chương trình chất lượng. Hình thức trực tuyến lúc này là cách duy nhất để nghệ sĩ được thỏa sức thể hiện, vượt lên trên sự nhớ nghề, thỏa đam mê, còn khán giả vẫn được thưởng thức tại nhà… Nhiều show nhạc lớn đã diễn ra, có sự kết nối nghệ sĩ trong và ngoài nước, nhiều đầu cầu, như buổi hòa nhạc trực tuyến “Chia sẻ để gần nhau hơn” hồi tháng 7, đây là chương trình đầu tiên có nhiều điểm cầu trong nước và Mỹ, Australia, Singapore, Nhật Bản… Các ca sĩ tiếp tục tung nhiều sản phẩm âm nhạc trên fanpage, youtube cá nhân. Các chương trình được đầu tư kỹ càng hơn, từ đó chất lượng nâng lên khá toàn diện. Nghệ sĩ đã, đang và sẽ tiếp tục hành trình này để khẳng định tài năng và sự nhanh nhạy bắt kịp xu hướng để bước tới, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khán giả, khi xã hội bước vào trạng thái bình thường mới, thích ứng với dịch bệnh một cách an toàn.
Không chỉ đầu tư để có những chương trình trực tuyến phục vụ khán giả, xu hướng mới bây giờ là phải mạnh dạn đầu tư chương trình chất lượng như một chương trình trực tiếp, để kiếm tiền từ việc bán vé xem trực tuyến. Xu hướng này đang nở rộ trên thế giới và Việt Nam nhanh chóng nhập cuộc.
Thực tế, với sự phát triển của công nghệ, những năm qua, khán giả Việt bắt đầu quen dần với việc trả tiền nghe nhạc trực tuyến, nên một chương trình đầu tư chỉn chu, chất lượng nghệ thuật tốt thì khán giả sẽ tìm đến. Mới đây thông tin ca sĩ Tùng Dương đã mở đầu cho chuỗi âm nhạc trực tuyến mang tên “In the Mirror” trên nền tảng eLive của VnExpress vào ngày 26-12 tới làm khán giả vô cùng hào hứng. Đây là chương trình mang đến cho khán giả sự phản chiếu độc đáo từ những cá tính, không gian âm nhạc với những bản nhạc được phối, dàn dựng hoàn toàn mới. Chương trình gồm 3 phần: giao lưu, đối thoại; biểu diễn trực tiếp; trò chơi. Người nghe không chỉ nghe những tác phẩm âm nhạc gắn với cuộc đời nghệ thuật của nhân vật chính mà còn nghe chia sẻ những góc khuất, được kết nối trực tiếp, cùng nghệ sĩ tham gia những trò chơi thú vị...
Xu hướng đầu tư những chương trình âm nhạc trực tuyến chất lượng tiếp tục hứa hẹn mang đến thị trường âm nhạc Việt làn gió mới vào dịp cuối năm, tín hiệu tốt lành để âm nhạc Việt vượt sóng bước tiếp bằng sự sáng tạo độc đáo, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khán giả.
THẢO HƯƠNG