Mức lương của lãnh đạo các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty thuộc khối doanh nghiệp Nhà nước luôn được xã hội quan tâm. Nhìn vào mức thu nhập của lãnh đạo các doanh nghiệp lớn này, người ta đánh giá được mức độ hoạt động của doanh nghiệp, mức chi trả tiền lương có tương xứng với công sức điều hành của lãnh đạo các doanh nghiệp đó hay không.
Đơn cử ngay như ở Bộ Công Thương – cơ quan chủ quản nhiều Tập đoàn, tổng công ty lớn và bao trùm nhiều lĩnh vực quan trọng về công nghiệp, khai khoáng, năng lượng, thương mại...đã có thể thấy mức lương của lãnh đạo các doanh nghiệp này không phải là thấp.
Có lãnh đạo PVN thu nhập trên 700 triệu đồng/năm
Theo một báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), nếu năm 2013, tập đoàn này chỉ có 14 viên chức quản lý chuyên trách thì đến năm 2014, con số này đã tăng lên 19 thành viên.
Trong khi đó, mức tiền lương bình quân của các thành viên quản lý PVN năm 2013 đạt khoảng 50,7 triệu đồng/tháng. Nếu cộng thêm tiền thưởng, mức thu nhập bình quân của mỗi sếp PVN năm 2013 là 60,55 triệu đồng/tháng. Như vậy, năm 2013, trong tập thể lãnh đạo PVN mỗi cá nhân nhận tối thiểu 726,6 triệu đồng.
Giảm sút hơn năm 2013 nhưng trong năm 2014, quỹ lương dành cho viên chức quản lý chuyên trách PVN vẫn là 10,62 tỷ đồng trong đó dành 1,39 tỷ đồng cho các kiểm soát viên. Như thế, lương bình quân của lãnh đạo tập đoàn này vẫn rơi vào khoảng 48,29 triệu đồng/tháng. Cộng với các khoản tiền thưởng là 54,52 triệu đồng/tháng thì tổng thu nhập của 1 lãnh đạo PVN trong năm 2014 cũng lên đến tầm 654 triệu đồng/năm.
Ngoài mức lương cơ bản, trên thực tế, các lãnh đạo PVN còn được nhận thêm nhiều khoản khác như hệ số tiền lương tăng thêm dựa trên chức danh chuyên trách và thời gian công tác.
Báo cáo của PVN cho biết, trong năm 2014, ông Phùng Đình Thực – Chủ tịch HĐTV khi đó được nhận 270 triệu đồng sau 5 tháng công tác trước khi nghỉ hưu vào ngày 1/6/2014. Tương tự, ông Đỗ Văn Hậu, Tổng giám đốc tập đoàn cũng nhận được 525 triệu đồng sau 10 tháng công tác trước khi nghỉ hưu vào ngày 1-11-2014.
Người có thu nhập cao của PVN không thể không nói đến là ông Nguyễn Xuân Sơn – người kế nhiệm vị trí Chủ tịch HĐTV, kiêm Phó Tổng giám đốc tập đoàn PVN từ ngày 8-7-2014 đã được nhận tổng cộng 612 triệu đồng/năm.
Ở các vị trí khác như ông Nguyễn Quốc Khánh – Phó Tổng giám đốc được nhận 513,6 triệu đồng sau 10 tháng công tác. Đến khi ông Khánh được bổ nhiệm là Tổng giám đốc tập đoàn này đã được nhận thêm 68,25 triệu đồng. Tính chung trong cả năm 2014, tổng thu nhập của ông Khánh lên tới 581,85 triệu đồng.
Ngoài ban lãnh đạo chủ chốt, các thành viên thuộc HĐTV của PVN trong năm 2014 đều nhận được mức lương 576 triệu đồng, trong khi các phó TGĐ nhận 576 triệu đồng. Kế toán trưởng của PVN sau 9 tháng công tác cũng được nhận 391,5 triệu đồng, nếu công tác 2 tháng cũng nhận được 87 triệu đồng.
Không chênh lệch quá lớn đối với đội ngũ lãnh đạo tập đoàn, đối với những người lao động ở PVN, mức thu nhập bình quân của theo số thực chi năm 2013 là 30,54 triệu đồng/người/tháng, năm 2014 thu nhập vào khoảng 31,88 triệu đồng/người/tháng.
Chủ tịch EVN nhận lương trên 600 triệu đồng/năm
Không chỉ có lãnh đạo PVN được nhận mức lương cao, các lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng có mức thu nhập đáng kể. Trong số 13 thành viên quản lý tập đoàn, thu nhập bình quân của mỗi lãnh đọ đều ở mức trên dưới 600 triệu đồng trong năm 2015.
Người giữ chức vụ cao nhất và có thâm niên công tác lâu năm tại EVN là ông Dương Quang Thành, Chủ tịch HĐTV EVN có mức thu nhập lên đến 618 triệu đồng/năm. Kế đến là ông Phạm Mạnh Thắng có thu nhập 518 triệu đồng/năm và ông Đào Hiếu nhận được 647 triệu đồng/năm 2015.
Các lãnh đạo chủ chốt khác của EVN như Tổng giám đốc Đặng Hoàng An, Phó Tổng giám đốc Đinh Quang Tri, Nguyễn Tấn Lộc, Nguyễn Cường Lâm đều có thu nhập khoảng 600 triệu đồng. Ở mức thấp hơn là Kiểm soát viên có mức lương thấp hơn khoảng 400 triệu đồng. Ở mức thấp hơn là các Kiểm soát viên có mức lương thấp hơn được khoảng 400 triệu đồng.
Sếp Vinacomin cũng không kém cạnh
Báo cáo xác định quỹ tiền lương thực hiện Công ty Mẹ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) cho thấy, mức lương cơ bản bình quân của mỗi thành viên lãnh đạo Vinacomin năm 2014 là 31,3 triệu đồng/tháng, năm 2015 dự kiến là 32,3 triệu đồng/tháng. Mức tiền lương bình quân năm 2014 là 46,9 triệu đồng/người/tháng, năm 2015 dự kiến là 48,4 triệu đồng/người/tháng.
Trong khi viên chức quản lý doanh nghiệp của Vinacomin năm 2014 là 17 người, năm 2015 là 16 người, nhưng tổng quỹ tiền lương đơn vị này chi trả cho 17 lãnh đạo trong năm 2014 là 9,456 tỷ đồng, năm 2015 dự kiến là 9,288 tỷ đồng.
Cũng trong năm 2014, Vinacomin cũng đã dành 721 triệu đồng làm quỹ tiền thưởng cho các lãnh đạo, còn năm 2015 theo kế hoạch con số đó là 697 triệu đồng. Như vậy, tổng quỹ tiền thưởng, thu nhập cho các lãnh đạo Vinacomin năm 2014 là 10,177 tỷ đồng, năm 2015 dự kiến là 9,985 tỷ đồng.
Trên thực tế, mức thu nhập bình quân của mỗi cá nhân lãnh đạo Vinacomin năm 2014 là 50,5 triệu đồng/tháng, năm 2015 theo kế hoạch là 52 triệu đồng/người/tháng. Tính thu nhập bình quân cả năm của mỗi lãnh đạo Vinacomin sẽ lên tới 600 triệu đồng.
Trong khi đó, năm 2014, tiền lương bình quân của hơn 50.000 lao động Vinacomin đạt khoảng 10 triệu đồng/người/tháng. Theo kế hoạch, năm 2015, mức lương bình quân của người lao động là 9,89 triệu đồng/người/tháng.
Tổng quỹ tiền lương dành cho người lao động của Vinacomin năm 2014 theo kế hoạch là 6,15 tỷ đồng, nhưng thực tế đơn vị này đã chi 6,48 tỷ đồng để trả lương cho nhân viên. Đến năm 2015, theo kế hoạch, quỹ tiền lương của họ tăng lên thành 6,64 tỷ đồng.
Cùng với đó, quỹ tiền thưởng, phúc lợi cấp cho các đơn vị trực thuộc Vinacomin năm 2014 là 365,7 triệu đồng, năm 2015 dự kiến là 368,7 triệu đồng. Thu nhập bình quân của mỗi người lao động Vinacomin năm 2014 là 10,6 triệu đồng/tháng, năm 2015 dự kiến là 10,4 triệu đồng/tháng.
顶: 766踩: 2792
【ket qua cup tho nhi ky】Lãnh đạo các tập đoàn thuộc Bộ Công Thương có mức lương “khủng”
人参与 | 时间:2025-01-10 23:51:23
相关文章
- Qualcomm và Google muốn đưa Android lên xe hơi
- Soi kèo phạt góc Panama vs Mỹ, 5h00 ngày 28/6
- Soi kèo góc Ballkani vs Santa Coloma, 21h30 ngày 16/7
- Soi kèo góc Tây Ban Nha vs Anh, 02h00 ngày 15/7: Gọi tên cửa trên
- Chỉ số PCI 2022: Xuất hiện thêm những "nhân tố mới"
- Soi kèo góc Thổ Nhĩ Kỳ vs Georgia, 23h00 ngày 18/6: Kịch bản khác nhau
- Soi kèo góc Bồ Đào Nha vs Slovenia, 02h00 ngày 2/7: Cửa trên ‘lợi hại’
- Soi kèo góc Celje vs Flora Tallinn, 00h00 ngày 17/7
- Nhận định, soi kèo Fortis Limited vs Abahani Limited Dhaka, 15h45 ngày 3/1: 3 điểm xa nhà
- Soi kèo góc Gimcheon Sangmu vs Suwon, 17h30 ngày 9/7
评论专区