Muốn giảm rác thải nhựa,ủxanhsànthươngmạiđiệntửlịch thi đấu giải bóng đá nhà nghề mỹ phải bắt đầu từ việc phủ xanh sàn thương mại điện tử.
Sẽ là nguồn rác chủ đạo
Chuỗi vận hành từ nhà cung ứng sản phẩm đến tay người tiêu dùng đang đặt ra bài toán đáng lo ngại cho bất kỳ nền kinh tế nào đó là quá nhiều rác thải nhựa đi kèm.
“Điều này thật dễ hiểu bởi chúng ta kêu gọi đi chợ không túi nilong nhưng đố ai mua hàng online mà không có tí nhựa bọc vào” - Tiến sĩ Nguyễn Đình Đáp - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam - khẳng định.
Tham gia vào một nghiên cứu mới đây của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam về kinh tế tuần hoàn, tiến sĩ Nguyễn Đình Đáp khẳng định: bài toán rác thải nhựa trước đây chưa giải quyết xong thì thế giới đón nhận làn sóng mua sắm trực tuyến hiệu quả chưa từng thấy kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng nổ, và đây sẽ càng là thách thức cho trái đất.
“Đó là sự gia tăng chóng mặt của rác thải nhựa. Những vật liệu phụ dùng để chèn lót, băng dính, mút xốp cố định sản phẩm, màng bọc nilong… Do hầu hết rác thải nhựa này bỏ lẫn vào rác thải sinh hoạt khác nên chưa được phân loại và tỉ lệ tái chế rất thấp” - TS Đáp phân tích.
WWF đã công bố báo cáo “Chất thải nhựa bao bì từ thương mại điện tử tại Việt Nam năm 2023”. Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 11/2023 đến tháng 1/2024, tập trung vào lĩnh vực bán lẻ hàng hoá trực tuyến và gọi đồ ăn công nghệ, quy mô thị trường của hai lĩnh vực này, hành vi của các bên liên quan như thương nhân bán hàng, đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh và người tiêu dùng cuối cùng đối với bao bì, vật liệu nhựa.
“Trên cơ sở tính toán quy mô bán lẻ trực tuyến và các dữ liệu về số đơn hàng, phân bổ khối lượng đơn hàng, giá trị trung bình của đơn hàng theo các kênh mua bán, mức độ sử dụng bao bì, vật liệu nhựa, có thể thấy năm 2023 thương mại điện tử ở Việt Nam sử dụng 332 nghìn tấn bao bì, trong đó khối lượng bao bì nhựa các loại là 171 nghìn tấn. Như vậy, quy mô sử dụng bao bì với thành phần vật liệu, dụng cụ nhựa trong đóng gói rất cao” - trích dẫn từ báo cáo.
Sự tham gia của các bên để giảm nhựa
Thương mại điện tử đã mang về hàng tỷ USD và tạo ra công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, rút ngắn thời gian và khoảng cách giao hàng. Sự tiện lợi đó mang lại cảm giác cho con người: chưa bao giờ thấy sống dễ như vậy, chỉ việc ấn vào mua hàng trên điện thoại và sẽ được giao tận nhà.
Tại Việt Nam quy mô thị trường bán lẻ hàng hoá trực tuyến năm 2023 ước khoảng 17,3 tỷ USD với tổng số gói, kiện hàng hoá là 1,84 tỷ. Đồng thời, quy mô của dịch vụ gọi đồ ăn công nghệ ước đạt trên 1,4 tỷ USD.
“Giờ đây khách hàng không còn thích đến cửa hàng để thử mặt hàng thời trang nữa, họ mua trên shop oline nhiều hơn cả” - Lý Thị Trang, chủ shop thời trang trên đường Hoàng Cầu, Hà Nội, cho biết.
Trang thừa nhận khả năng sẽ trả mặt bằng để toàn vốn, toàn sức tập trung cho bán online trên các nền tảng đồng thời Shoppe, Lazada… “Khách hàng của chúng tôi ở trên mạng chứ không phải đỗ xe trước cửa và hỏi về món đồ như trước đây” - Trang nói.
Báo cáo của WWF nêu rõ, với tốc độ tăng trưởng trên 25% mỗi năm có thể tới năm 2030 quy mô thương mại điện tử Việt Nam sẽ gấp trên 4,7 lần hiện tại, khi đó lượng rác thải nhựa từ thương mại điện tử sẽ lên tới 800 nghìn tấn.
Đồng tình quan điểm đó, ông Nguyễn Hữu Tuấn, Trưởng phòng Chính sách, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho rằng, số lượng rác thải thải ra từ thương mại điện tử, mua bán hàng online phải tăng ít nhất gấp 5 lần so với thương mại truyền thống.
Tại hội thảo “Rác thải nhựa từ thương mại điện tử” vừa được Hiệp hội Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam tổ chức tháng 4 vừa qua, ông Tuấn cho rằng, có 6 nhóm đối tượng tham gia trực tiếp vào giảm rác thải nhựa: khối cơ quan quản lý Nhà nước; người tiêu dùng; doanh nghiệp TMĐT, logistics, hoàn tất đơn hàng; cơ quan truyền thông, báo chí; hiệp hội, ngành hàng và các tổ chức xã hội nghề nghiệp cùng các đơn vị liên quan khác.
Với mục tiêu phát triển thương mại điện tử nhanh theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường, bao gồm giảm rác thải nhựa, báo cáo của WWF cũng đưa ra các giải pháp để ngay từ năm 2024 cần triển khai. Suy cho cùng đây là câu chuyện giảm rác thải nhựa của 3 bên là: doanh nghiệp - thương nhân và người tiêu dùng.
Cho tới nay các chủ trương, chính sách về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và thương mại điện tử đều chú trọng tới sự tăng trưởng mà hầu như chưa đề cập tới nội dung bảo vệ môi trường. Vì vậy phía WWF khuyến nghị cần có tiêu chuẩn đóng gói thân thiện môi trường.
Người tiêu dùng sẽ quyết định hướng đi và sự thành bại của chính sách. Vì vậy, khuyến khích người tiêu dùng tham gia thương mại điện tử Xanh, nâng cao “quyền lực” của người mua. Vận động, khuyến khích người tiêu dùng trực tuyến mua sản phẩm từ các thương nhân hay do anh nghiệp chuyển phát thân thiện với môi trường, hoặc mua các sản phẩm có nhãn xanh, nhãn sinh thái trên các nền tảng thương mại điện tử.
“Nếu không hành động giảm rác nhựa từ hôm nay thì khoảng vài năm nữa sẽ gây ra phản ứng ngược. Đó là người tiêu dùng sẽ tẩy chay mua hàng online vì lo sợ rác thải nhựa. Trong khi đó chúng ta hoàn toàn có giải pháp từ bây giờ để thương mại điện tử thực sự bền vững”, ông Trần Văn Trọng, Tổng thư ký Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, chia sẻ.