Hôm thứ 7 vừa qua,đóngcửanhàmáysảnxuấttạiTrungQuốkết quả giải úc hôm nay hãng sản xuất đồ điện tử Panasonic đã ngừng sản xuất máy thu hình tại Trung Quốc vì kinh doanh thua lỗ và có kế hoạch đóng cửa liên doanh tại tỉnh Sơn Đông. Trong cùng bối cảnh đó, các công ty điện tử Nhật Bản cũng đang rút vốn ồ ạt khỏi thị trường sản xuất máy thu hình ở nước ngoài do phải chịu sức ép về giá. Panasonic Corp sẽ ngừng sản xuất TV ở Trung Quốc như là một phần của các biện pháp để biến xung quanh việc kinh doanh thua lỗ, nguồn tin thân cận với vấn đề cho biết hôm thứ Bảy. "Gã khổng lồ" của ngành điện tử đang xem xét về việc xây dựng những nhà máy mới ở Mexico, mở rộng thị trường mới tại Bắc Mỹ. Sự sụt giảm mạnh của giá tivi tại Bắc Mỹ và Trung Quốc đã buộc Panasonic phải đóng cửa sản sản xuất tại những quốc gia này. Vào thứ 6 tuần qua, Panasonic đã ngừng sản xuất tại nhà máy thuốc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, nơi sản xuất khoảng 200.000 chiếc tivi màn hình tinh thể lỏng mỗi năm. Panasonic đã đóng cửa nhà máy sản xuất tại Trung Quóc vào hôm thứ 7 vừa quaBên cạnh đó, Panasonic có dự định bán nhà máy tại Mexico, sản xuất khoảng 500.000 máy thu hình mỗi năm và phần lớn trong số này được xuất khẩu sang thị trường Mỹ.Cuộc cạnh tranh khốc liệt về giá đã làm chao đảo thị trường tivi toàn cầu, khiến nhiều nhà sản xuất đồ điện tử Nhật Bản phải "chịu trận."Panasonic, hồi cuối tháng 10/2014, cho biết sẽ chuyển quyền sở hữu nhãn hiệu tivi Sanyo vì kinh doanh không có lãi tại Mỹ sang cho Funai Electric. Các công ty liên doanh điều hành các nhà máy các nhà máy tại Sơn Đông Trung Quốc sẽ được nhượng lại và có khoảng 300 công nhân bị sa thải.Đây không phải là nhà máy Panasonic đầu tiên tại Trung Quốc bị đóng cửa. Năm 2013, nhà máy tại Thượng Hải cũng đóng cửa vì sản xuất và kinh doanh trì trệ. Trong khi các nhà máy sản xuất tại Cộng hòa Séc và Malaysia vẫn giữ mức doanh số 7 triệu chiếc tivi được bán hàng năm. Các nhà sản xuất thiết bị điện tử khác của Nhật Bản cũng đang dần phải đóng cửa sản xuất tại một số quốc gia vì mức độ cạnh tranh cao. Toshiba Corp đã quyết định ngừng phát triển và bán hàng tại Bắc Mỹ và cấp giấy phép hoạt động ở khu vực này cho một công ty Đài Loan. Tập đoàn Sharp Corp đã cấp giấy phép kinh doanh nhãn hiệu máy thu hình của mình tại thị trường châu Âu cho Universal Media Corp Slovakia có trụ sở tại Slovakia, một phần trong nỗ lực cắt giảm chi phí nhằm chặn ngăn tình trạng thua lỗ. Trong khi đó, Sony Corp đã tách riêng mảng kinh doanh máy thu hình làm ăn không có lãi, mặc dù Giám đốc điều hành Sony Kazuo Hirai cho biết hãng không có kế hoạch bán hoặc "khai tử" mảng này. Hồng Ngọc Người giàu nhất Châu Á đã có thể về hưu an nhàn từ tuổi 30 |