【ket qua cup nha vua tay ban nha】Tiểu phẩm: Ai kiểm soát việc kê khai tài sản!?
BPO - Lâu nay tôi thấy nhiều người hay lên mạng nói xấu cán bộ. Thậm chí có người vừa mới nhận quyết định nghỉ hưu tháng trước,ểuphẩmAikiểmsoaacutetviệckecirckhaitagraveisảket qua cup nha vua tay ban nha tháng sau đã thấy la cà ở các quán cà phê nói xấu cái đội ngũ mà mới chỉ vài ngày trước mình còn ở trong đó chú ạ.
- Thói đời là thế, nhiều người khi còn trong bộ máy Nhà nước thì tỏ ra mẫn cán, tích cực lắm, nhưng khi đã “hạ cánh an toàn” thì họ hay to miệng “phản biện” lắm. Nhưng có việc gì mà bác nói lòng vòng thế?
- Lòng vòng gì đâu, theo dõi phiên họp của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội hôm 5-9, Phó tổng Thanh tra Chính phủ cho biết năm 2018, cả nước có 44 người được xác minh tài sản, thu nhập và đã phát hiện 6 trường hợp vi phạm; 29 người đứng đầu đã bị xử lý do để xảy ra tham nhũng. Như vậy, số cán bộ vi phạm là không nhiều và vi phạm đến đâu xử lý đến đó. Sao nhiều người cứ mở miệng ra là quy kết, nói xấu cán bộ vậy!
- Ra là bác đang quan tâm đến việc xác minh kê khai tài sản. Trong chuyện này, em lại không lạc quan như bác đâu.
- Chú lại vào hùa với mấy người hay túm tụm nói xấu…
- Không, không. Bác đừng nhốt chung em vào cái rọ ấy. Em không là cán bộ nhưng con em, cháu em đều là cán bộ và em rất tôn trọng những người làm trong bộ máy Nhà nước. Thế nhưng bác nghĩ coi, mới xác minh có 44 trường hợp đã phát hiện 6 trường hợp vi phạm, tỷ lệ là 13,6%. Cả nước có hơn 1,1 triệu trường hợp phải kê khai tài sản, nếu nhân với 13,6% thì nó sẽ là bao nhiêu mà bác lại tỏ ra lạc quan thế!
- Dào ôi, chú đừng cứng nhắc, máy móc thế. Trung ương quy định kê khai tài sản trước hết là để mỗi cán bộ có ý thức mình sẽ bị kiểm tra, giám sát bất cứ lúc nào để mà giữ gìn, kiềm chế bớt lòng tham và phải trung thực. Nếu cứ như chú, phải kiểm tra cả 1,1 triệu người thì lấy lực lượng nào và cần bao nhiêu thời gian mới xong việc xác minh chứ!
- Nói như bác thì rất nhiều người chỉ kê khai “cho có”. Mà thực tế thì việc kê khai tài sản hiện nay cơ bản chỉ mang tính hình thức. Có những cán bộ có 5 - 7 cái biệt thự hoặc vài công ty, trị giá cả trăm tỷ đồng, con cái du học nhưng kê khai lại rất khiêm tốn. Phần tài sản nổi chìm kia nếu có đề cập trong bản kê khai tài sản thì cũng là của vợ, của con, của ông bà, bố mẹ để lại.
- Thì 8 giờ vàng ngọc của cán bộ là để phục vụ nhân dân. Họ đâu có thời gian để làm ngoài nên vợ con họ làm là phải. Với lại nhiều người cũng được thừa kế hoặc được cho tặng tài sản chứ.
- Bác bỏ lỗi, nhưng trong việc này, em thấy bác “gà mờ” lắm. Em hỏi bác, cán bộ mình hầu hết đều từ nông dân mà ra. Ông bà, cụ kị, bố mẹ đều là nông dân, đến ăn còn chưa đủ thì lấy đâu ra mà “thừa kế” lắm thế!?
- Thì…thì đôi khi người ta được cho, tặng…
- Đấy, bác thấy vô lý chưa? “Cho” và “Tặng” thì có thể. Nhưng có bao nhiêu phần trăm là từ sự hảo tâm, thật lòng? Còn bao nhiêu là “hòn đất ném đi, hòn chì ném lại”. Mà cái “hòn đất ném đi” kia hoặc là tài sản Nhà nước, hoặc là dự án hay vị trí, chức tước… Tóm lại, nó không phải do người ta móc hầu bao ra mà “ném”. Còn cái “hòn chì” kia, tất nhiên là “ném lại” cho cá nhân rồi.
- Thì thế mới cần phân loại, xác minh.
- Thôi bác đừng nói chuyện xác minh với giải trình nữa. Bác có nhớ giải trình của ông giám đốc Sở TN-MT tỉnh Yên Bái về khối tài sản khổng lồ là do “nuôi lợn và buôn chổi đót” không? Nếu có thể giàu lên bằng nuôi lợn thì nông dân giàu hết rồi, không đến lượt cán bộ đâu! Em nhớ có lần cái bác đại biểu Quốc hội tóc trắng như cước và không phải đảng viên ấy nói: Nhìn vào bản kê khai, tôi thấy thương cán bộ của ta quá. Ai cũng nhà do Nhà nước cấp, tài sản không có gì, chỉ có nguồn thu nhập là lương… Cán bộ mà nghèo thế, dân giàu sao được?!
- Ôi dào, nói với chú dức đầu quá! Thôi được rồi. Tôi thừa nhận chú phân tích đúng, nhưng chú bảo phải làm sao để xác minh hết hơn triệu người kia? Lấy ai để xác minh?
- Vấn đề ở chính câu hỏi của bác đấy! Đã kê khai thì phải xác minh. Kê khai mà không xác minh thì là vô nghĩa. Chỉ cần tạo ra cơ chế kiểm soát phù hợp là được.
- Tóm lại theo chú phải làm sao để kiểm soát tốt việc kê khai?
- Chẳng hạn, giám đốc sở phải xác minh cán bộ thuộc cấp. Còn bản thân giám đốc sở sẽ do UBND xác minh. Như thế, việc xác minh sẽ là một quy trình hết sức bình thường, vì nếu để thanh tra làm hết thì không thể.
- Nói vậy cũng đơn giản thôi nhỉ?
- Không đơn giản đâu bác. Em chưa thấy Trung ương có quy định cụ thể cơ quan nào sẽ thực hiện việc xác minh. Mà khi không quy định ai làm, nghĩa là ai cũng được làm. Mà khi ai cũng được làm thì sẽ không có ai làm cả!
- Tôi thấy chú mới nói lòng vòng đấy!
- Còn nữa, cần thu hẹp đối tượng kê khai tài sản. Em hỏi bác, Phó chủ tịch Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên ở cấp huyện, phụ cấp 0,2, họ làm công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách, không có điều kiện để tham nhũng thì đưa vào diện kê khai làm gì? Theo em, nên tập trung vào đội ngũ cán bộ có chức có quyền, làm việc ở lĩnh vực nhạy cảm. Bên cạnh đó, phải tăng cường giám sát người đứng đầu, bởi người đứng đầu nghiêm túc thì cấp dưới buộc phải nghiêm túc. Một khi “thượng” mà liêm chính thì tất “hạ” không thể “loạn”. Có chăng chỉ là lén lút và số lượng rất nhỏ mà thôi.
相关文章
Nhận định, soi kèo Marseille vs Le Havre, 2h45 ngày 6/1: Thắng dễ
Nhận định bóng đá Marseille vs Le Havre hôm nayTrong trận đấu sớm vòng 162025-01-09Tiêu chuẩn quốc tế giúp phân loại vật liệu polyethylene tái chế
Một tiêu chuẩn quốc tế ASTM được đề xuất sẽ hỗ trợ việc xác định các vật liệu po2025-01-09Xu hướng nâng cao tiêu chuẩn chất lượng hàng nông sản
Theo nhận định từ các chuyên gia kinh tế, các biện pháp kiểm dịch động th2025-01-09Ngày hội truyền thống của những người làm công tác tiêu chuẩn trên toàn cầu
Từ đó tới nay, cứ đến dịp này, gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ2025-01-09Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng trong bối cảnh mới
Phối hợp chặt chẽ để triển khai chương trình mới giai đoạn 2021-2030Phát biểu kết luận2025-01-09
最新评论