Đất nước ở phía nam Châu Phi này đã sử dụng kết hợp nhiều đồng tiền,ếttiềnZimbabwepháthànhđồngUSDphiênbảnnộiđịtỷ lệ kèo bóng đá nhà cái hôm nay đặc biệt là đồng USD, kể từ khi hệ thống tiền tệ sụp đổ năm 2009 sau một khoảng thời gian siêu lạm phát kéo dài.
Trong nhiều tháng, đồng USD đã rơi vào tình trạng khan hiếm nghiêm trọng, nhất là một vài tuần trở lại đây. Sự sụt giảm giá hàng hóa toàn cầu và hạn hán nghiêm trọng đang ảnh hưởng nặng nề đến xuất khẩu, đồng nghĩa với việc thu ngoại tệ của quốc gia này sụt giảm.
Hiện tượng ồ ạt rút tiền gửi khỏi ngân hàng ngày càng trở nên phổ biến và một vài ngân hàng thậm chí đã từ chối cung cấp dịch vụ cho khách hàng vì đơn giản họ không có đủ tiền trong quỹ.
Trong nỗ lực xoa dịu tình trạng thiếu tiền mặt trầm trọng, Ngân hàng Trung ương Zimbabwe cho biết sẽ bắt đầu in những “đồng trái phiếu” có mệnh giá 2 USD, 10 USD và 20 USD. Đất nước này hiện đã có hệ thống “đồng xu trái phiếu” với mỗi đồng xu trong lưu thông, sẽ có lượng USD tương ứng cất giữ trong dự trữ quốc gia.
Ngân hàng trung ương cũng đã hạn chế rút tiền mặt xuống 1.000 USD/ngày và muốn thúc đẩy người dân sử dụng đồng euro và đồng rand của Nam Phi. Tuy nhiên, đồng rand đã giảm giá 20% so với đồng USD trong năm ngoái và nhiều người dân Zimbabwe đang mất dần sự kiên nhẫn.
Một người dân đang phải xếp hàng tại một ngân hàng ở thủ đô Harare cho biết bà rất thất vọng với những “chiêu trò” của chính phủ. “Tôi đã phải xếp hàng 3 ngày để rút tiền mặt. Thật tồi tệ”.
Nhà kinh tế độc lập John Robertson cho biết Zimbabwe cần phải giữ được vị trí là một quốc gia xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp và các hàng hóa thiết yếu khác để đảm bảo dòng tiền trong nước.
Quỹ Tiền tệ quốc tế tuần trước đã đưa ra cảnh báo về khó khăn kinh tế ngày càng tồi tệ của Zimbabwe. Hoạt động kinh tế đang ngày càng căng thẳng do tình trạng thanh khoản và khan hiếm dòng ngoại tệ, giá hàng hóa thấp, cùng với thời tiết khắc nghiệt đang ảnh hưởng nặng nề đối với nền kinh ế quốc gia này./.
Mai Linh (Theo CNN Money)