【kết quả vô địch mexico】Ứng phó giảm thu NSNN nửa cuối năm 2016
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-26 17:05:39 评论数:
Tăng cường thanh kiểm tra và thu hồi nợ đọng thuế
Tại Hội nghị tổng kết nhiệm vụ tài chính – ngân sách năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016, lãnh đạo Chính phủ cũng như lãnh đạo Bộ Tài chính luôn dùng từ “quyết liệt” khi nhắc đến công tác thu ngân sách. Để đạt và vượt dự toán được giao như đã hứa, ngay từ đầu năm, Bộ Tài chính đã cụ thể hoá thành các nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, đồng thời đề ra các giải pháp chi tiết để triển khai đồng bộ trong toàn Ngành.
Nhiệm vụ đầu tiên là tăng cường thanh tra, kiểm tra chống thất thu ngân sách, đảm bảo lành mạnh hoá môi trường kinh doanh và nâng cao một bước tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế. Bên cạnh việc triển khai theo kế hoạch của Thanh tra Bộ Tài chính, ngay từ thời điểm cuối năm 2015, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo cơ quan thuế các cấp tiến hành phân tích, lựa chọn những doanh nghiệp có rủi ro cao để thanh tra, kiểm tra năm 2016. Nhiệm vụ cụ thể được giao đến từng Phòng, Chi cục Thuế, Đội thuế và gắn với kết quả thi đua khen thưởng của từng đơn vị song song với việc tổ chức sắp xếp, bố trí nguồn nhân lực. Chỉ sau 5 tháng đầu năm, cơ quan Thuế các cấp đã thanh tra, kiểm tra 21.986 DN, qua đó, tăng thu 4.266,65 tỷ đồng, thu nộp NSNN 1.548,1 tỷ đồng. Tổng cục Hải quan cũng đã thực hiện kiểm tra sau thông quan 1.754 cuộc và thu vào NSNN 689,81 tỷ đồng.
Để công tác chống thất thu, chống buôn lậu, gian lận thương mại được tổ chức hiệu quả ngay từ khâu xây dựng kế hoạch đến việc chủ động các phương án đấu tranh, phát hiện và bắt giữ, ông Nguyễn Dương Thái – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết, 6 tháng qua, lực lượng kiểm soát hải quan đã chủ trì, phối hợp phát hiện, bắt giữ, xử lý 8.148 vụ vi phạm với tổng trị giá ước tính lên tới 3,622 tỷ đồng; thu nộp ngân sách Nhà nước 62,612 tỷ đồng.
Nhiệm vụ quản lý, đôn đốc nợ đọng thuế được chú trọng hơn. Các cơ quan thực hiện nhiệm vụ thu đều xây dựng và giao chỉ tiêu thu nợ thuế năm 2016 đến từng đơn vị, chỉ đạo các đơn vị tăng cường áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế theo đúng quy định, quy trình quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế. Cơ quan Thuế tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng để tiến hành đối chiếu, rà soát các khoản nợ thuế, điều chỉnh kịp thời các khoản nợ ảo do nhầm lẫn trong khâu hạch toán, do sai sót chứng từ...; thông báo danh sách DN nợ thuế từ 10 tỷ đồng trở lên, từ 20 tỷ đồng trở lên và thực hiện công khai thông tin người nợ thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sau 5 tháng, tổng số tiền thuế nợ 63 Cục thuế đã đôn đốc, thu hồi được là hơn 20.052 tỷ đồng tiền thuế nợ của năm 2015 chuyển sang (đạt 37,7% chỉ tiêu thu nợ năm 2016). Trong đó, bằng biện pháp quản lý nợ thu được 16.590 tỷ đồng, bằng biện pháp cưỡng chế nợ thuế thu được 3.462 tỷ đồng”, ông Nguyễn Đại Trí – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết.
Với việc triển khai quyết liệt các giải pháp nêu trên, kết quả thu NSNN 6 tháng đầu năm 2016 ước đạt 476,8 nghìn tỷ đồng, bằng 47% dự toán, tăng 6,1% so cùng kỳ năm 2015. Trong đó, thu nội địa đạt 48,8% dự toán, tăng 13,8% so cùng kỳ năm 2015. Một điểm tích cực là tiến độ các khoản thu quan trọng từ hoạt động sản xuất - kinh doanh cơ bản đều đạt khá. Trong đó: Thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh đạt 53,8% dự toán, tăng 22,9%; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 49,1% dự toán, tăng 12,8%; thuế thu nhập cá nhân đạt 56,1% dự toán, tăng 16,8%; thu tiền sử dụng đất đạt 75,2% dự toán, tăng 34,2%...
"Không để lợi ích nhóm xen vào chính sách thu"
Mặc dù công tác thu NSNN đạt được những con số khá lạc quan, song trong 6 tháng cuối năm, rủi ro giảm thu vẫn lớn, đặc biệt là đối với ngân sách Trung ương do giá dầu giảm và tác động khi tham gia các hiệp định thương mại tự do. Nhiệm vụ này càng nặng nề hơn khi Thủ tướng Chính phủ đã thể hiện quyết tâm “không thay đổi định hướng điều hành, không điều chỉnh mục tiêu chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội”. Để làm được, Bộ Tài chính cũng đã có những dự tính riêng.
Chia sẻ về điều này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết: Việc quan trọng cần tập trung trước mắt là tiếp tục hoàn thiện thể chế; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là trong lĩnh vực thuế, hải quan; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Đây là giải pháp căn cơ để thúc đẩy tăng trưởng và đem lại nguồn thu bền vững.
Toàn ngành Tài chính cần tập trung triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; quản lý thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu phát sinh. Cơ quan Thuế, Hải quan tăng cường chống thất thu, chống chuyển giá, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế; kiên quyết xử lý, cưỡng chế, thu hồi nợ thuế, phấn đấu đưa số nợ thuế không quá 5% so với số thực thu NSNN năm 2016. Đặc biệt, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, tập trung vào các lĩnh vực dầu khí, xăng dầu, hàng không, ngân hàng, điện lực, thiết bị viễn thông, ô tô, dược phẩm, thiết bị y tế, kinh doanh bất động sản, các doanh nghiệp có chuyển nhượng dự án, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động giao dịch liên kết; kiểm tra chặt chẽ giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) của hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng được hưởng thuế suất ưu đãi theo các hiệp định thương mại tự do; tăng cường kiểm tra sau thông quan; giám sát đối với hàng tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, hàng hoá ra, vào các khu chế xuất, kho ngoại quan...
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho rằng: Ngành Tài chính cần tiếp chỉ đạo quyết liệt trong công tác thu- chi ngân sách tài chính. Trong đó, đối với thu thuế nội địa, cần tích cực mở rộng cơ sở thuế, đặc biệt là thuế ngoài quốc doanh; xem xét, đánh giá lại thuế khoán, chế độ hóa đơn chứng từ; rà soát lại chính sách thu, tăng cường việc thực thi các chính sách miễn, giảm, giãn, hoàn thuế.
Đặc biệt, Phó Thủ tướng lưu ý ngành Tài chính: Không để lợi ích nhóm xen vào các chính sách thu; đảm bảo chính sách thuế đồng bộ, nhất quán, công khai, minh bạch và bình đẳng. Đối với thu từ xuất nhập khẩu, lực lượng Hải quan tăng cường quản lý cửa khẩu nhập, kiểm soát chặt chẽ giá tính thuế thông qua việc xây dựng đề án chuyên sâu về vấn đề này.
Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh: Trong việc lập dự toán thu NSNN, để khắc phục tình trạng hụt thu ngân sách Trung ương còn ngân sách địa phương đạt khá, Bộ Tài chính cần rà soát lại cách thức lập dự toán, có thể thí điểm việc lập dự toán dựa trên cơ sở dữ liệu kinh tế xã hội từ năm 2017 thay vì sử dụng các số liệu lạm phát, tăng trưởng, số thu năm trước như hiện nay. Để đảm bảo thu ngân sách, an toàn nợ công, các ngành phải tập trung đẩy mạnh thực hiện cải cách, kiên quyết không ban hành thêm chính sách gây khó khăn cho DN.
“Ngành Tài chính sẽ tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, nhất trí, cùng nhau chung sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tài chính-NSNN năm 2016 đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao”, Bộ trưởng Bộ Tài chính khẳng định.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng:Thắt chặt kỷ luật, kỷ cương ngân sách Vì nhu cầu chi quá lớn so với khả năng thu của NSNN nên yêu cầu thắt chặt kỷ luật, kỷ cương ngân sách là đòi hỏi cực kỳ cấp thiết trong tình hình hiện nay. Đặc biệt trong bối cảnh bội chi cao và nợ công đang sát trần Quốc hội cho phép là 65% GDP. Thứ hai là trong chi NSNN. Phải kiên quyết điều hành chi theo dự toán mà Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đã thông qua. Tuyệt đối không chi ngoài dự toán trừ những trường hợp cấp bách để đảm bảo đời sống của nhân dân. Cùng với đó là cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đặc biệt trong chi thường xuyên và trong quản lý, sử dụng tài sản công; không ban hành các chính sách chi khi chưa chuẩn bị được nguồn ngân sách,… Đây vừa là các giải pháp trước mắt vừa là định hướng căn cơ lâu dài để quản lý chi NSNN thực sự tiết kiệm, hiệu quả, đồng thời cũng là điều kiện tiên quyết để điều hành, cân đối NSNN theo mức bội chi mà Quốc hội đã phê duyệt. |