【vđqg ha lan】Quốc hội: Không sử dụng ngân sách để xử lý DNNN thua lỗ
时间:2025-01-26 06:10:52 出处:Thể thao阅读(143)
Là những yêu cầu đặt ra tại nghị quyết về tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại DN và cổ phần hóa DN nhà nước (DNNN) vừa được Quốc hội thông qua, sáng 15/6.
DN có vốn nhà nước tăng trưởng ổn định và phát triển
Tại nghị quyết, Quốc hội tán thành nội dung Báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát của Quốc hội về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại DN và cổ phần hóa DNNN giai đoạn 2011 - 2016. Theo đánh giá, hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước được ban hành khá đầy đủ, phạm vi điều chỉnh bao quát hơn so
với giai đoạn trước. DNNN đã chuyển dịch theo hướng tập trung hơn vào những ngành nghề then chốt của nền kinh tế, tiếp tục giữ vai trò quan trọng với sự phát triển kinh tế của đất nước. Hiệu quả kinh doanh của DNNN xét trên các tiêu chí như lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước (NSNN), bảo toàn và tăng trưởng vốn đạt kết quả tích cực. Kết quả sản xuất kinh doanh của các DN có vốn nhà nước có xu hướng tăng trưởng ổn định và phát triển. Quá trình thoái vốn nhà nước tại DN nhìn chung được thực hiện theo kế hoạch đề ra. Tiền lương, thu nhập và quyền lợi của người lao động cơ bản ổn định, bảo đảm.
Công tác cổ phần hóa đạt được một số kết quả tích cực. Sau cổ phần hóa, nhìn chung hoạt động của DN minh bạch hơn. Hầu hết các DN có quy mô, cơ cấu nguồn vốn hợp lý và hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả hơn, nộp ngân sách và thu nhập của người lao động được nâng lên.
Tuy nhiên, nghị quyết cũng chỉ rõ một số hạn chế, vướng mắc, bất cập như: chưa hoàn toàn tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước với chức năng đại diện chủ sở hữu; còn tình trạng chưa bảo đảm công khai, minh bạch trong việc định giá, mua bán tài sản của DNNN. Hiệu quả hoạt động của DNNN chưa tương xứng với vị trí và nguồn lực được giao quản lý, sử dụng. Một số dự án đầu tư quy mô lớn nhưng triển khai chậm, không hiệu quả, thất thoát, lãng phí. Hoạt động đầu tư ra ngoài ngành nghề kinh doanh chính, đầu tư ra nước ngoài nhìn chung hiệu quả thấp…
Đến năm 2020 xử lý dứt điểm các DN vi phạm
Để khắc phục những hạn chế, bất cập đã nêu, Quốc hội giao Chính phủ khẩn trương tổng kết, hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại DN và cổ phần hoá DNNN.
Cụ thể, Chính phủ sớm trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung các nội dung còn vướng mắc của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN, Luật DN, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đất đai và các văn bản khác có liên quan. Ban hành văn bản phân công, phân cấp việc thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn nhà nước đầu tư vào DN; văn bản về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN.
Tổng kết, đánh giá mô hình Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và mối quan hệ với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN. Ban hành văn bản quy định về bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với DNNN theo từng loại hình, lĩnh vực, địa bàn hoạt động đặc thù của DN (chậm nhất vào tháng 5/2019).
Về điều hành, Quốc hội yêu cầu Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong giai đoạn vừa qua; xử lý kịp thời các đề xuất, kiến nghị của DN; khẩn trương bàn giao vốn về cơ quan có thẩm quyền quản lý. Đến năm 2020 xử lý dứt điểm các DN vi phạm pháp luật, để thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước, các dự án đầu tư chậm tiến độ, kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài và không sử dụng NSNN để xử lý thua lỗ của DN. Quản lý, giám sát chặt chẽ việc huy động, sử dụng vốn của DNNN, nhất là việc vay nợ nước ngoài, các dự án đầu tư trong nước và ở nước ngoài, nguồn vốn mua bán, sáp nhập DN, hạn chế tối đa cấp bảo lãnh của Chính phủ đối với DNNN.
Thanh tra việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất sau cổ phần hóa
Liên quan đến vấn đề quản lý đất đai, Quốc hội yêu cầu rà soát diện tích đất của các DNNN. Thực hiện việc xác định giá đất phù hợp với quy định của Luật Đất đai để xác định đúng giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị DN cổ phần hóa, tính đúng, tính đủ tiền thuê đất của DN, tránh thất thu cho NSNN. Quản lý chặt chẽ, tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất của DN sau cổ phần hóa, trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất khác với phương án đã được phê duyệt thì phải tổ chức thu hồi và đấu giá công khai theo quy định của pháp luật, nghiêm túc thực hiện quy định của pháp luật đất đai về thu hồi đất đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai. Tiến hành thanh tra việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất của DN cổ phần hoá giai đoạn 2011 - 2017, báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2019).
Chính phủ nghiên cứu trình Quốc hội xem xét ban hành nghị quyết về quản lý và sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DN theo tinh thần khoản thu này phải nộp đầy đủ, kịp thời và phải được dự toán trong NSNN hàng năm, kế hoạch tài chính, kế hoạch đầu tư công trung hạn; chỉ được bố trí dự toán chi cho đầu tư phát triển, tạo nguồn lực lâu dài. Các trường hợp thu vượt, đột xuất cần báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét, quyết định việc quản lý và sử dụng nguồn thu này theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Quốc hội giao Kiểm toán Nhà nước kiểm toán Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN và việc sử dụng nguồn thu từ đất của các DNNN đã cổ phần hóa giai đoạn 2011 - 2017, báo cáo Quốc hội kết quả tại Kỳ họp thứ 7.
H.Y
猜你喜欢
- Cần ngăn chặn tình trạng "đục nước béo cò" trong dịch Covid
- Ra mắt Dự án Chung cư cao cấp HACC1 Complex Building
- Vingroup ra mắt dự án khủng tại phía Tây Hà Nội
- Tòa tháp cao 108 tầng sẽ là điểm nhấn cho trục Nhật Tân
- Indonesia: Lở đất khiến bốn người thiệt mạng, núi lửa Lewotobi phun trào trở lại
- Hà Nội chọn nhà đầu tư xây dựng 4 Trung tâm thương mại
- CapitalLand bắt tay Thiên Đức đầu tư dự án 150 triệu USD tại TP.HCM
- Hàn Quốc quản lý và phát triển đô thị ra sao?
- Mưa lớn gây sạt lở trên đèo Bảo Lộc, giao thông ùn tắc