Với định hướng xuất khẩu,ựctrạngvàvấnđềantoànsảnphẩmngàtỉ số mu mc ngành công nghiệp da-giầy Việt Nam đã phát triển rất nhanh và được xem là một trong những ngành công nghiệp chính đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển. Da-giầy là một trong ba ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất hiện nay sau dầu thô và dệt may, chiếm trên 10% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Nhiều năm trở lại đây, ngành da-giầy Việt Nam liên tục đạt được những thành quả đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu. Việt Nam đã trở thành một trong 10 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về da-giầy. Riêng xuất khẩu vào thị trường châu Âu da-giầy Việt Nam chỉ đứng thứ 2 sau Trung Quốc.
Hiện Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm giầy dép tới trên 100 nước. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, quý I/2022, kim ngạch xuất khẩu giầy dép đạt 5,288 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là tốc độ tăng trưởng cao trong điều kiện đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp ở trong nước và nhiều thị trường xuất khẩu của Việt Nam.
Đến nay, nước ta đã tiêm phủ vắc-xin phòng Covid-19 ở mức cao (thuộc top đầu thế giới), nên hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu giầy dép nói riêng có thêm trợ lực để tăng trưởng xuất khẩu. Ngành da-giầy đặt kỳ vọng cán mốc xuất khẩu 20 tỷ USD trong năm 2022, tăng 12,7% so với năm 2021.
Để đạt được mục tiêu này, theo chuyên gia, các doanh nghiệp trong ngành cần lưu ý đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất, vì hiện nay, một lượng nguyên liệu lớn cho ngành vẫn phải nhập khẩu. Bên cạnh đó, duy trì yếu tố chất lượng vẫn là vấn đề then chốt.
Chiến lược phát triển ngành da-giầy là tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị tiên tiến, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm; từng bước thay đổi từ phương thức sản xuất gia công sang sản xuất và xuất khẩu trực tiếp; chú trọng phát triển thị trường nội địa; tăng tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm thông qua phát triển công nghiệp hỗ trợ, nhằm chủ động nguồn cung nguyên phụ liêu đầu vào và nâng cao giá trị gia tăng.