您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【keo nha cai.com.vn】Mời gọi nhà đầu tư có năng lực

Cúp C146人已围观

简介Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên.Hoàn thành, đưa vào khai thác 746 km đường cao tốcTheo Bộ GTVT, h ...

Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên.

Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên.

Hoàn thành,ờigọinhàđầutưcónănglựkeo nha cai.com.vn đưa vào khai thác 746 km đường cao tốc

Theo Bộ GTVT, hiện tại Bộ GTVT đang tập trung triển khai ưu tiên xây dựng các đoạn tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông, các tuyến cao tốc tập trung ở khu vực vùng Thủ đô, khu vực TP. Hồ Chí Minh và các tuyến nối với các cảng biển, cửa khẩu quốc tế, các trung tâm kinh tế vùng.

Đến nay, đã đưa vào khai thác 746 km gồm 12 tuyến: Đại lộ Thăng Long (30km), Liên Khương - Đà Lạt (19km), Pháp Vân - Cầu Giẽ (30km), Cầu Giẽ - Ninh Bình (50km), Vành đai 3 đoạn Phù Đổng - Mai Dịch (28km), Hà Nội - Lào Cai (264km), Hà Nội - Thái Nguyên (62km), Hà Nội - Hải Phòng (105km), Hà Nội - Bắc Giang (46km), TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương (40km), TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây (51km) và tuyến nối Nội Bài - Nhật Tân (21km) với tổng kinh phí đầu tư khoảng 173.422 tỷ đồng.

Theo đánh giá của Bộ GTVT, việc đưa vào khai thác các dự án cao tốc đã thay đổi diện mạo hệ thống giao thông của cả nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng cho đất nước...

Hiện tại, có 9 tuyến với tổng số 525 km đang được thi công gồm: La Sơn - Túy Loan (66km), Đà Nẵng - Quảng Ngãi (127km), Bến Lức - Long Thành (57,8 km), Hòa Lạc - Hòa Bình (26km), Thái Nguyên - Bắc Kạn (40km), Trung Lương - Mỹ Thuận (51km), Bắc Giang - Lạng Sơn (64km), Hạ Long - Vân Đồn (59km), Hải Phòng - Quảng Ninh (25km) với tổng kinh phí đầu tư khoảng 133.492 tỷ đồng.

Cũng theo Bộ GTVT, hiện 5 dự án với tổng chiều dài 160km đã xác định nguồn vốn đầu tư gồm: Vành đai 3 Hà Nội đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long, Cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn đoạn TP. Lạng Sơn – Cửa khẩu Hữu Nghị, Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, Vành đai 3 đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch.

Còn 11 tuyến còn lại sẽ triển khai đầu tư theo hình thức BT, BOT có sự hỗ trợ của Nhà nước gồm: Mỹ Thuận - Cần Thơ, Ninh Bình - QL45, QL45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Vinh, Vinh - Hà Tĩnh, Hà Tĩnh (nút Hàm Nghi) - Vũng Áng, Cam Lộ - La Sơn, Dầu Giây - Tân Phú, Bảo Lộc - Liên Khương, Biên Hòa - Tân Thành, Nội Bài - Bắc Ninh. Tổng chiều dài các đoạn tuyến tiếp tục đầu tư theo hình thức BT là 102km, đầu tư theo BOT khoảng 541km với tổng kinh phí đầu tư khoảng 109.514 tỷ đồng…

Thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh

Là đơn vị tiên phong xây dựng những dự án cao tốc của ngành GTVT, ông Mai Tuấn Anh - Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, hiện tại VEC đã đưa vào khai thác 350km đường cao tốc. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng đã đồng ý về chủ trương điều chỉnh vốn điều lệ của VEC đến năm 2019 là 72.602 tỷ đồng (bao gồm 1.000 tỷ đồng vốn điều lệ đã được phê duyệt hiện nay và 71.602 tỷ đồng vốn ngân sách nhà nước đầu tư vào các dự án của VEC). Đây là quyết định mang tính lịch sử, nâng cao vượt bậc năng lực tài chính cho VEC.

Với vai trò là doanh nghiệp nòng cốt trong đầu tư phát triển đường bộ cao tốc, có quy mô vốn điều lệ lớn như vậy, VEC có thể tiếp tục huy động nguồn lực để xây dựng đầu tư các tuyến đường cao tốc mới trong thời gian tới một cách thuận lợi, cũng như đủ điều kiện theo luật định để phát hành trái phiếu doanh nghiệp hay vay lại các khoản vay của Chính phủ.

Để thu hút thêm vốn đầu tư vào hạ tầng giao thông, theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường, thời gian tới Bộ GTVT sẽ tổ chức hội nghị giới thiệu về danh mục các dự án giao thông chuẩn bị đầu tư để các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh như: Vingroup, T&T,… tìm hiểu và tham gia đầu tư phát triển hạ tầng giao thông.

Cũng theo ông Nguyễn Hồng Trường, để đạt được mục tiêu hoàn thành hơn 2.000 km đường cao tốc vào năm 2020, Bộ GTVT sẽ xây dựng tổng thể, chi tiết chương trình đối với những tuyến cao tốc chuẩn bị triển khai bằng nguồn vốn xã hội hoá kết hợp với ODA và trái phiếu chính phủ. Với những dự án có sự hỗ trợ của vốn ngân sách từ 10.000 tỷ đồng trở lên sẽ khẩn trương xác định để Bộ GTVT báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư trong kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa tới. Phấn đấu từ nay đến hết năm 2017 toàn bộ các dự án phải được khởi công.

Để thu hút thêm vốn đầu tư vào hạ tầng giao thông, theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường, thời gian tới Bộ GTVT sẽ tổ chức hội nghị giới thiệu về danh mục các dự án giao thông chuẩn bị đầu tư để các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh như: Vingroup, T&T,… tìm hiểu và tham gia đầu tư phát triển hạ tầng giao thông.

Trí Dũng

Tags:

相关文章