当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【kết quả bóng đá giải brazil】Vì sao ‘miếng bánh’ tín dụng cá nhân là đích ngắm của nhiều ngân hàng?

Chiến lược đúng đắn?ìsaomiếngbánhtíndụngcánhânlàđíchngắmcủanhiềungânhàkết quả bóng đá giải brazil

“Rục rịch” từ vài ba năm trước, nhưng đến mùa đại hội cổ đông năm 2015, việc mua hay thành lập công ty tài chính bắt đầu trở thành “làn sóng” trong kế hoạch của rất nhiều ngân hàng. Điều này cho thấy, miếng bánh tín dụng tiêu dùng cá nhân đang là đích ngắm của nhiều tổ chức tín dụng hướng tới và gia tăng thị phần.

Điểm lại mùa đại hội cổ đông năm nay, trong kế hoạch phát triển, nhiều tên tuổi lớn từ các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước đến ngân hàng thương mại tư nhân đều đặt mục tiêu mua lại, hoặc thành lập mới công ty tài chính như: BIDV, Vietinbank, ACB, Sacombank, Nam A Bank, Dong A Bank, OCB,…

Tôi tin tưởng thị trường này rộng, vẫn đang tăng trưởng và luôn chào đón sự phát triển này, vì cuối cùng thì nó sẽ đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng Việt Nam.

Marek Hovorka

Ông Marek Hovorka

Bình luận về thực trạng này, ông Marek Hovorka, Phó Tổng giám đốc, Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VPB FC - Thương hiệu FE Credit) cho rằng, việc vận hành thị trường tín dụng tiêu dùng (vay không có đảm bảo) thông qua các công ty tài chính độc lập, thay vì bản thân các ngân hàng là một chiến lược đúng đắn.

Kinh doanh tín dụng tiêu dùng rất khác với kinh doanh ngân hàng. Trong quá khứ, các công ty chuyên về tín dụng tiêu dùng như Home Credit, Prudential Finance hay Vietfinance (hiện tại là HD Finance) đã và đang đạt được những kết quả tốt hơn là các ngân hàng trong ngành kinh doanh này.

Hoạt động của các công ty tài chính, đặc biệt là các công ty năng động trên thị trường trong nhiều năm vừa qua có thể xem là tích cực. Điển hình là các công ty như FE Credit, Home Credit, HD Finance, Frudential Finance, hay Jacxx, đã liên tiếp đạt được các kết quả khả quan. Các công ty này xác lập vị thế của mình trong thị trường và thành công trong việc cung cấp các sản phẩm/dịch vụ có nhu cầu rất cao từ người tiêu dùng Việt Nam.

“Về các công ty tài chính vừa mới thành lập hay bị thâu tóm bởi các ngân hàng khác, khó để có thể đưa ra các nhận định khi quy mô các dịch vụ của họ vẫn còn trong giai đoạn sơ khai. Chúng ta hãy chờ xem...”, ông Marek Hovorka nói.

Sẽ còn tăng trưởng “nóng”

Phó Tổng giám đốc VPBFC đánh giá, tín dụng tiêu dùng là một thị trường tăng trưởng rất “nóng”, với nhiều cơ hội không chỉ về lợi nhuận mà còn ở việc giành lấy thị phần. Vì thế, rất nhiều ngân hàng Việt Nam xem đây là một cơ hội kinh doanh hấp dẫn và muốn tham gia. Thị trường hiện tại vẫn chưa ở mức hoàn toàn bão hòa, nên có thể vẫn còn cơ hội cho người mới. Tuy nhiên, những cơ hội này không tồn tại mãi mãi, vì thế các ngân hàng phải “đua nhau” để giành cho mình một góc của “miếng bánh” thị phần.

Trong trung hạn, VPBFC dự đoán, tính cạnh tranh sẽ tăng lên trong thị trường. Việc này sẽ giúp thị trường có nguồn cung sản phẩm dồi dào và đa dạng hơn, cũng như giúp nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng.

Cụ thể hơn, theo vị lãnh đạo này, người tiêu dùng sẽ có nhiều lựa chọn sản phẩm, được thừa hưởng dịch vụ khách hàng tốt, giá sản phẩm tốt và tính minh bạch cao hơn khi “cuộc đua” này có nhiều “vận động viên” tham gia tranh tài.

Riêng với FE Credit, "chúng tôi tự tin sẽ duy trì được vị trí đầu ngành cũng như thị phần của mình. FE Credit đã xây dựng được cho mình một lợi thế cạnh tranh lớn trong 5 năm qua nhờ nền tảng vận hành với kĩ thuật hiện đại, hệ thống quản trị rủi ro tiên tiến, cũng như mạng lưới kênh phân phối rộng khắp Việt Nam", ông Marek Hovorka chia sẻ./.

Duy Thái

分享到: