您的当前位置:首页 > World Cup > 【kq manchester united】Mua mỹ phẩm trên mạng cẩn thận hàng kém chất lượng 正文

【kq manchester united】Mua mỹ phẩm trên mạng cẩn thận hàng kém chất lượng

时间:2025-01-24 23:16:14 来源:网络整理 编辑:World Cup

核心提示

(CMO) Hiện nay, hoạt động mua bán trên mạng xã hội ngày càng phổ biến, nhiều đối tượng đã lợi dụng k kq manchester united

Báo Cà Mau(CMO) Hiện nay, hoạt động mua bán trên mạng xã hội ngày càng phổ biến, nhiều đối tượng đã lợi dụng không gian mạng để đăng tải hình ảnh quảng cáo về mỹ phẩm không đúng với tính năng, công dụng thật của hàng hoá. Không khó để tìm được mặt hàng mỹ phẩm từ chuyên trị da mặt đến body được bày bán tràn lan trên mạng với lời cam kết có cánh để câu dẫn khách hàng.

Để tạo niềm tin cho khách hàng, các chủ tài khoản không ngần ngại livestream trực tiếp và thu hút được hàng ngàn lượt xem, quan tâm khi họ cũng đang có nhu cầu tìm kiếm mỹ phẩm để làm đẹp. Không chỉ ở trung tâm thành phố mà việc bán hàng qua mạng đã len lỏi về các vùng quê.

Bằng công tác nghiệp vụ và thông tin từ cơ sở, ngày 14/12/2021, đoàn công tác Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau đã tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh Nguyễn Thị Diễm My, địa bàn huyện Đầm Dơi. Hộ này kinh doanh hàng hoá là mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ; không đăng ký thành lập hộ kinh doanh. Tổng số lượng 542 sản phẩm, trị giá 44.250.000 đồng. Đoàn đã xử phạt vi phạm hành chính hơn 39 triệu đồng.

Đội công tác thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau kiểm tra và thu giữ hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ tại cơ sở sản xuất của hộ bà Diễm My, huyện Đầm Dơi.

Được biết, đây không chỉ là điểm đầu tiên bị ngành chức năng kiểm tra, xử phạt. Đánh vào yếu tố tâm lý và nhu cầu thẩm mỹ của khách hàng là chuộng “rẻ - đẹp” nên nhiều hộ kinh doanh bất chấp nguy hiểm đến sức khoẻ người tiêu dùng.

Ông Ngô Hoàng Thao, Trưởng phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp, Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau, cho biết: “Thời gian qua, ngành chuyên môn phát hiện nhiều hộ kinh doanh hàng hoá mỹ phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Nếu các loại mỹ phẩm này người sử dụng lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng da yếu, thậm chí còn bị ung thư da”.

Khi nhu cầu sử dụng hàng hoá càng cao thì kéo theo nguồn cung tăng vọt. Khi nguồn cung khan hiếm thì các hộ kinh doanh tự “sản xuất” ra mỹ phẩm nhằm đáp ứng được nguồn cho thị trường. Thông qua các đợt kiểm tra, khám xét, xử lý vi phạm kinh doanh không rõ nguồn gốc, theo ngành chuyên môn cho biết, thường thì các hộ kinh doanh mỹ phẩm tự mua kem về trộn không theo quy trình, không có định lượng nào hết. Sau đó, họ dùng chính bản thân họ để “thử” rồi họ lan truyền trên mạng xã hội, chia sẻ với nhau kinh doanh kiếm lời và quảng bá rộng rãi sản phẩm của chính mình.

Ông Thao cho biết: “Khi thu thập lời khai thì đa phần các hộ này cho biết, chi phí mua các loại mỹ phẩm đầu vào rất rẻ, nhưng khi được “pha chế” bán ra với giá cao gấp 3 lần giá ban đầu. Người tiêu dùng rất chuộng dù biết là sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng”.

Cũng trong tháng 9 vừa qua, Đội Quản lý thị trường đã tiến hành khám xét phương tiện và nhà riêng của ông Phạm Chí Thành, huyện Đầm Dơi. Theo thông tin thu thập, hộ ông Thành chuyên kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ là mỹ phẩm và không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đội công tác đã tiến hành lập biên bản xử lý và tịch thu tang vật.

Dù ngành chuyên môn đã tăng cường công tác tuyên truyền, xử lý vi phạm nhưng các đối tượng vẫn len lỏi phạm tội. Mỹ phẩm giả, kém chất lượng nhưng vẫn quảng cáo quá mức, không đúng sự thật và vẫn bán cho người tiêu dùng. Trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều địa chỉ bán mỹ phẩm Online không đăng ký với cơ quan chức năng và người tiêu dùng phải chịu mất tiền vì mua nhầm hàng giả, mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Ông Thao cho biết: “Số hàng bị thu giữ bắt buộc phải tiêu huỷ. Đồng thời, buộc gỡ bài đăng, xoá bỏ hết các quảng cáo sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ chưa được cấp có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi quảng cáo theo quy định”.

“Để bảo vệ sức khoẻ chính mình, mọi người dân hãy là người tiêu dùng thông minh. Hãy sử dụng hàng chính hãng, trao đổi mua bán phải có hoá đơn chứng từ rõ ràng. Có như thế cơ quan chức năng mới bảo vệ được người tiêu dùng khi có vấn đề xảy ra”, ông Thao khuyến cáo.


Trong năm 2021, các Đội Quản lý thị trường đã tiến hành kiểm tra 893/850 vụ (tăng 43 vụ, bằng 105 %), phát hiện vi phạm và xử lý 343 vụ, xử phạt vi phạm hành chính trên 2.675 triệu đồng. Riêng trong quý I năm 2022, các Đội Quản lý thị trường địa bàn kiểm tra 206 vụ (so với kế hoạch đạt 23,7%, so với cùng kỳ năm trước đạt 95,4%), phát hiện vi phạm hành chính 61 vụ/67 hành vi, đã xử lý 60 vụ/67 hành vi (tăng 135% so với cùng kỳ năm trước), còn 1 vụ việc đang chờ xử lý.


 

Kim Cương