当前位置:首页 > Thể thao

【ddas】Khẳng định vai trò qua 1/4 thế kỷ

khang dinh vai tro qua 14 the ky
Bảo đảm an toàn hệ thống đường dây

Kỳ tích lịch sử

Ông Đặng Phan Tường - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - cho biết,ẳngđịnhvaitròquathếkỷddas những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, hệ thống điện Việt Nam được chia làm ba khu vực riêng biệt. Trong khi miền Bắc có nguồn điện lớn nhưng cầu nhỏ; miền Trung được cấp điện chủ yếu qua ĐZ 220kV từ Thủy điện Hòa Bình với chiều dài quá lớn nên công suất truyền tải bị hạn chế, chất lượng điện áp không bảo đảm; nhu cầu điện của miền Nam lớn, luôn đối mặt với tình trạng cung không đủ cầu, phải thường xuyên cắt điện để hạn chế phụ tải.

Để khắc phục tình trạng mất cung - cầu, khai thác tối đa nguồn cung từ miền Bắc đáp ứng điện cho miền Trung và miền Nam đang "khát điện", đồng thời, kết nối lưới điện 3 miền thành một khối thống nhất, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định xây dựng ĐZ 500kV Bắc - Nam. Thời điểm đó, quyết định này mang tính lịch sử, gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước vì nhiều lý do cơ bản như: Kinh tế trong nước còn khó khăn, nguồn lực hạn chế; ĐZ siêu cao áp 500kV dài gần 1.500km (dài nhất thế giới thời kỳ đó) với nhiều yếu tố kỹ thuật phức tạp...

Thế nhưng chỉ sau 2 năm xây dựng thần tốc, vừa thiết kế, vừa thi công, ngày 27/5/1994, ĐZ đã được đóng điện vận hành, bảo đảm chất lượng. Đây cũng là một kỳ tích nữa vì để thi công ĐZ như vậy, cần phải mất 8-10 năm, đặc biệt trong điều kiện thời tiết, địa hình tại Việt Nam rất khó khăn.

Theo ông Tường, "trục xương sống" 500kV mạch 1 không chỉ hoàn thành sứ mệnh cấp bách ban đầu là giải quyết tình trạng thiếu điện, tạo nền tảng và động lực phát triển kinh tế - xã hội cho các tỉnh miền Trung, miền Nam, mà còn kết nối lưới điện 3 miền, thống nhất hệ thống điện cả nước. Qua đó, nâng cao độ an toàn, ổn định cung cấp điện và chất lượng điện áp, tạo điều kiện để khai thác tối ưu các nguồn điện khác.

Tiếp nối và khẳng định vị thế

Sau hơn 10 năm vận hành ĐZ 500kV mạch 1, ngày 23/9/2005, ngành Điện Việt Nam lại ghi dấu thêm một kỳ tích mới: Hoàn thành đưa vào vận hành ĐZ 500kV Bắc - Nam mạch 2 từ TBA 500kV Thường Tín đến TBA 500kV Phú Lâm, chiều dài gần 1.600km. Với 2 mạch song song, việc truyền tải, cấp điện của hệ thống ngày càng vững chắc, an toàn và tin cậy, đóng góp nhiều hơn vào thành tích phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tiếp nối thành công của ĐZ 500kV Bắc - Nam mạch 1 và mạch 2, năm 2014, EVNNPT đã đưa vào vận hành ĐZ 500kV Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông dài 437,5km, tạo nên 3 mạch ĐZ 500kV liên kết giữa miền Trung và miền Nam. Từ tháng 12/2018 đến nay, EVNNPT đang tích cực triển khai xây dựng ĐZ Vũng Áng - Quảng Trạch - Dốc Sỏi - Pleiku 2 với tổng chiều dài gần 750km để hoàn thiện nốt mạch 3 Bắc - Nam nhằm tăng cường năng lực truyền tải, góp phần bảo đảm cung cấp điện cho miền Nam giai đoạn năm 2020 và những năm tiếp theo, khi hệ thống điện miền Nam không bảo đảm cân đối cung - cầu nội vùng.

Điều đáng nói, nếu như việc xây dựng ĐZ 500kV Bắc - Nam mạch 1 có sự tham gia của chuyên gia nước ngoài thực hiện khâu tư vấn thiết kế, giám sát kỹ thuật, trực tiếp nghiệm thu thì công trình ĐZ Bắc - Nam 500kV mạch 2 và mạch 3 hoàn toàn do các kỹ sư Việt Nam đảm nhiệm. Việc xây dựng và đưa vào vận hành thành công hệ thống truyền tải điện 500 kV Bắc - Nam mạch 2, 3 đã đánh dấu bước trưởng thành quan trọng của ngành điện Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu, khảo sát, thiết kế, xây dựng và quản lý vận hành.

Quyết định xây dựng ĐZ 500kV mạch 1 mang tính lịch sử, tầm chiến lược, tạo dấu ấn không chỉ cho ngành điện mà cả nền kinh tế Việt Nam, đã được minh chứng hiệu quả bằng thực tế sau 25 năm vận hành.

分享到: