Nhân viên Vinacontrol giám định hàng hóa nhập khẩu tại cảng Cát Lái. Ảnh: Thu Hòa. Mất cơ hội kinh doanh Tại buổi làm việc,àocảntrongkiểmtrachuyênngànhvẫnrấtlớnhân đinh bong đa anh hôm nay một số DN đã nêu những bức xúc, khó khăn trong việc thực hiện kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK khiến DN không chỉ tốn thời gian, chi phí mà còn mất đi nhiều cơ hội bán hàng, kinh doanh. Đại diện Công ty TNHH Đại Tân Việt cho biết, DN này chuyên nhập khẩu thực phẩm liên quan đến sức khỏe con người, nhưng gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện kiểm tra chuyên ngành vì có chồng chéo giữa các cơ quan quản lý. Ví dụ, mặt hàng thực phẩm nhập khẩu phải qua kiểm dịch động vật, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc này không chỉ mất quá nhiều thời gian và chi phí, mà còn giảm tính cạnh tranh của DN. Cũng từng bị lỡ cơ hội kinh doanh, đại diện Công ty rượu Hennesy chia sẻ, trong mấy năm gần đây, Hải quan TP.HCM gần gũi hơn với DN, tuy nhiên, thời gian thông quan hàng hóa NK để bán cho người tiêu dùng vẫn không thay đổi nhiều do kiểm tra chuyên ngành. Hàng tháng, DN nhập khẩu cùng một mặt hàng, cùng một nước xuất khẩu nhưng lô hàng nào DN cũng phải kiểm tra chuyên ngành, thời gian mất từ 5-7 ngày chờ đợi kết quả kiểm tra để thông quan, không chỉ tốn chi phí lưu container, lưu bãi, mà còn lỡ cơ hội bán hàng của DN. DN mong muốn kiểm tra theo phương thức quản lý rủi ro. Chia sẻ về những khó khăn mà các DN thường gặp trong việc thông quan hàng hóa, đại diện Hiệp hội DN TP.HCM cho rằng, mặc dù ngành Hải quan đã có nhiều cải tiến thủ tục, đặc biệt là ứng dụng CNTT trong nghiệp vụ, thực hiện thông quan điện tử, giảm giấy tờ thủ tục, nhưng DN vẫn gặp vướng mắc liên quan đến quản lý chuyên ngành khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa. Vị đại diện này cho rằng, cần hoàn thiện thêm phần mềm, đối với công tác cải cách thủ tục hành chính giảm giấy tờ, cấp địa phương không làm được, vì đã được luật hóa; còn việc giảm quy trình, tập trung vào rà soát, loại bỏ những công việc thừa, sẽ tinh gọn bộ máy. Bức xúc về sự chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành, ông Nguyễn Lê Minh Đức, Trưởng phòng XNK Công ty DKH, chuyên nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm và thức ăn cho chó mèo đặt câu hỏi: Đối với thực phẩm đã chế biến sâu tại sao còn bắt DN vừa phải kiểm tra chất lượng, lại vừa phải kiểm dịch động vật. Trong khi đó, việc kiểm tra chất lượng đối với thức ăn nhập khẩu cho chó mèo tại Cục Chăn nuôi mất rất nhiều thời gian (khoảng 14 ngày), chi phí mỗi đợt kiểm tra lớn từ 500.000-600.000 đồng/sản phẩm, DN tốn khoảng 14 triệu đồng cho 20 sản phẩm/container; chi phí lưu container tại cảng mất khoảng 700.000-900.000 đồng/ngày, trong đó DN chỉ được miễn phí lưu container tại cảng khoảng 5 ngày. Nếu DN truyền tờ khai trước lên hệ thống, trong thời gian 15 ngày chưa có đăng ký kiểm tra thì tờ khai sẽ bị hủy, chính vì thế, khi có đăng ký kiểm tra chuyên ngành DN mới thực hiện mở tờ khai hải quan, chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành rất lâu. Phân định rõ trách nhiệm Không chỉ khó cho DN, nhiều quy định về kiểm tra chuyên ngành còn gây khó cho cả cơ quan Hải quan và cả chính các cơ quan kiểm tra chuyên ngành. Chính vì vậy, cần phân định rõ trách nhiệm đối với từng đơn vị. Về phía cơ quan Hải quan- nơi thực thi các quy định quản lý về kiểm tra chuyên ngành, đại diện các chi cục hải quan thuộc Cục Hải quan TP.HCM cho biết, trên thực tế, do các văn bản quy định của các bộ ngành còn chồng chéo, nên việc thực thi vẫn còn rất khó khăn. Mới đây nhất là Nghị định 113 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất bắt đầu có hiệu lực cũng có vướng mắc, bất hợp lý ảnh hưởng đến quá trình thông quan hàng hóa của DN. Trong đó, quy định đối với các mặt hàng chứa tiền chất, như mực in, bình ắc quy… công chức Hải quan không thể nhận biết được qua trực giác xem hàng hóa này có chứa tiền chất hay không mà phải yêu cầu DN cung cấp hồ sơ lô hàng, hoặc phải đi giám định… nên sẽ gây thêm nhiều khó khăn về thời gian, chi phí của DN. Ông Huỳnh Sơn Tùng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1 cho biết, công tác phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành tại cửa khẩu trong việc tạo thuận lợi cho DN ngày càng tốt hơn. Về chính sách ngoài sự chồng chéo văn bản, một số chương trình phần mềm chưa hoàn thiện. Chính vì thế, cần phân định trách nhiệm rõ ràng của các bộ, ngành, cơ quan Hải quan trong việc kiểm tra chuyên ngành. Bởi trong thời gian vừa qua, có nhiều DN được mang hàng về bảo quản, chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành, nhưng đã tự ý tiêu thụ hàng hóa khi chưa hoàn thành thủ tục hải quan. Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất Trần Ngọc Anh cho rằng, cần áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro (QLRR) trong việc kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK, theo đó cần phân loại hàng hóa và phân loại DN để thực hiện kiểm tra chuyên ngành, giống như việc áp dụng quản lý rủi ro đối với phân loại tờ khai hải quan của cơ quan Hải quan. Đại diện một số DN kiểm tra chuyên ngành trên địa bàn TP.HCM cũng đưa ra nhiều nhận định cho rằng, việc giảm, hay miễn kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK không phải do cơ quan thực thi mà do cơ quan quản lý chuyên ngành. Ông Mai Văn Sủng, Phó Giám đốc Trung tâm 3 cho biết, quy định về QLRR (miễn, giảm) đối với hàng hóa XNK do các bộ chuyên ngành quy định chứ không thuộc thẩm quyền của các đơn vị thực hiện kiểm tra chuyên ngành. Nếu kiểm 2 -3 lô liên tiếp không phát hiện gì, đến lô thứ 3, thứ 4 cho miễn kiểm tra, người thực hiện sẽ bị kỷ luật. Đại diện Chi cục Thúy y vùng VI cho biết, rất mong muốn áp dụng QLRR trong kiểm tra chuyên ngành, việc làm này sẽ phân định trách nhiệm từng DN và cơ quan quản lý trong việc quản lý chuyên ngành. Theo Chi cục Thú y vùng VI, hiện nay, 80% DN đăng ký kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XK qua hải quan một cửa. Đối với hàng NK áp dụng với sản phẩm động vật NK, nhưng hiện nay còn vướng về chứng thư có chữ ký số khi DN giao dịch hàng hóa trong thị trường nội địa. Hiện nay, nếu mặt hàng nào do 2 đơn vị cùng một bộ thì giao cho một đơn vị thực hiện, mặt hàng nào phải chịu sự kiểm tra của 2 bộ trở lên giao cho một bộ thực hiện. Tương tự, đại diện Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng II cho biết, đã thực hiện trên cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia, hiện nay gần như 100% DN tham gia, chỉ trừ một vài DN mới chưa biết đến cổng thông tin này. Theo đó, trong vòng 4 giờ đối với hàng hóa tại cảng và 10 giờ đối với hàng hóa trên tàu sẽ cấp giấy kiểm dịch thực vật cho DN, nên việc thông quan rất nhanh chóng. |