Trên thị trường chứng khoán (TTCK) Mỹ,ịtrườngchứngkhoánĐingangtíchlũydòngtiềnthuhẹtỷ lệ cá cược bóng đá wap chỉ số CPI tháng 12 được công bố tăng +6,5% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng giảm -0,1% so với tháng trước; tốc độ tăng cũng đã chậm lại so với mức tăng +7,1% trong tháng 11 và ở mức thấp nhất kể từ tháng 10/2021. Lạm phát hạ nhiệt đúng như dự báo của giới phân tích làm gia tăng kỳ vọng của TTCK về việc giảm tốc độ nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong cuộc họp chính sách cuối tháng 1 sắp tới. Các chỉ số chứng khoán Mỹ đóng cửa có tuần tăng điểm thứ hai liên tiếp.
Với 4 phiên tăng nhẹ, chỉ số VN-Index đóng cửa phiên cuối tuần tại mốc 1.060,17 điểm, tăng 8,73 điểm (+0,83%) so với tuần liền trước. Thị trường phân hóa với trạng thái cân bằng khi ghi nhận 194 mã tăng và 183 mã giảm. |
TTCK Việt Nam được hỗ trợ về mặt tâm lý trong bối cảnh trong nước không có quá nhiều tin tức nổi bật và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đang đến gần. Thị trường tuần qua đi ngang theo chiều hướng tích cực. Với 4 phiên tăng nhẹ, chỉ số VN-Index đóng cửa phiên cuối tuần tại mốc 1.060,17 điểm, tăng 8,73 điểm (+0,83%) so với tuần liền trước. Thị trường phân hóa với trạng thái cân bằng khi ghi nhận 194 mã tăng và 183 mã giảm. Nhóm VN30 tăng tốt nhất với mức tăng 1,2% trên chỉ số VN30, còn lại chỉ số VNMidcap và VNSmallcap gần như không biến động.
Ở chiều tăng điểm, nổi bật nhất là cổ phiếu các nhóm ngành năng lượng (+5,1%) nhờ giá dầu đi lên hơn 8% trong tuần qua trước kỳ vọng Trung Quốc mở cửa và đồng USD giảm. Nhóm nguyên vật liệu tăng 2,4% nhờ câu chuyện kỳ vọng giải ngân đầu tư công thu hút mạnh sự quan tâm của thị trường. Nhóm tài chính cũng diễn biến tích cực với mức tăng 1,6% nhờ sự đi lên của các mã ngân hàng VCB +2,14%, ACB +4,3%, VIB +7%, VPB +2,37%, STB +4%.
Điểm số chung của nhóm bất động sản không đổi do diễn biến trái chiều ở VHM +4,21%, NVL +5,15% và VIC -1,96%, VRE -2,2%, NLG -12,9%, KDH -5,76%. Ngược lại, nhóm giảm mạnh nhất là nhóm hàng tiêu dùng không thiết yếu (-2%) chủ yếu do sự đi xuống của MWG -2,55%.
Về thanh khoản, giá trị giao dịch khớp lệnh trong tuần qua đạt mức 7,2 nghìn tỷ đồng/phiên trên HOSE, giảm so với mức 8,9 nghìn tỷ đồng ở tuần liền trước. Đây là diễn biến thông thường khi phần lớn nhà đầu tư hạn chế giao dịch trước Tết. |
Về thanh khoản, giá trị giao dịch khớp lệnh trong tuần qua đạt mức 7,2 nghìn tỷ đồng/phiên trên HOSE, giảm so với mức 8,9 nghìn tỷ đồng ở tuần liền trước. Đây là diễn biến thông thường khi phần lớn nhà đầu tư hạn chế giao dịch trước Tết. Dẫn đầu giá trị giao dịch khớp lệnh trên HOSE vẫn là các mã quen thuộc HPG (2,2 nghìn tỷ đồng), LPB (2,1 nghìn tỷ đồng), VPB (1,9 nghìn tỷ đồng) và STB (1,5 nghìn tỷ đồng). Tính cả kênh thỏa thuận, EIB dẫn đầu với giá trị giao dịch gần 5 nghìn tỷ đồng.
Giao dịch trao tay gần 3,4 nghìn tỷ đồng ở EIB từ nhà đầu tư nước ngoài cho cá nhân trong nước, đưa tổng giá trị ròng ở nhóm cá nhân trong nước lên +1,4 nghìn tỷ đồng và khối tổ chức nước ngoài bán ròng -1,5 nghìn tỷ đồng. Nếu loại trừ giao dịch đột biến ở EIB thì nhóm cá nhân trong nước vẫn đang bán ròng và khối nhà đầu tư nước ngoài vẫn duy trì mua ròng khớp lệnh lên đến +1,8 nghìn tỷ đồng.
Dòng tiền vào ròng ở các quỹ ETF tiếp tục ghi nhận khả quan với mức +1,3 nghìn tỷ đồng nhờ giá trị vào ròng mạnh nhất ở quỹ ETF ngoại Vaneck +720 tỷ đồng và 3 quỹ ETF nội VFM VN30 +187 tỷ đồng, VFM VNDiamond +196 tỷ đồng và SSIAM VNFINLEAD +129 tỷ đồng. HPG vẫn thu hút mạnh nhất dòng tiền khối ngoại với giá trị mua ròng +335 tỷ đồng trong tuần vừa qua, nâng chuỗi mua ròng ở mã này lên tuần thứ 10 liên tiếp.
TTCK toàn cầu và TTCK Việt Nam đã có 2 tuần giao dịch khởi động năm 2023 tương đối khả quan. Điều này đến từ kỳ vọng bước tăng lãi suất của FED vào cuộc họp ngày 1/2 sẽ chỉ ở mức 0,25% sau số liệu lạm phát tháng 12 và triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc khi mở cửa trở lại.
TTCK Việt Nam vẫn đang tích lũy với thanh khoản thấp và tâm lý nhà đầu tư đang cho thấy ổn định ở vùng giá hiện tại. Diễn biến tích cực từ TTCK Mỹ, sự hỗ trợ của khối ngoại sẽ là các yếu tố hỗ trợ thị trường trong tuần giao dịch tới./.