Nếu chương trình này được thông qua,óckhuấtcủti số bong da điều này có nghĩa tất cả quốc gia chấp nhận một hệ thống công lý tư nhân - mà đại diện là các cơ quan trọng tài quốc tế, nằm ngoài phạm vi của hệ thống pháp luật trong nước. Trong trường hợp các chính phủ đồng ý cấp quyền cho nhà đầu tư trong hiệp định này, họ sẽ gần như không thể rút lại những cam kết của mình bởi lẽ khi đó, họ sẽ phải chấm dứt toàn bộ thỏa thuận với tất cả 16 bên chứ không phải riêng về quyền của nhà đầu tư. Giới phân tích cho rằng nếu điều này xảy ra, Ấn Độ và Indonesia sẽ gặp những ảnh hưởng bất lợi của chương trình bảo vệ nhà đầu tư trong khuôn khổ RCEP. Hiện nay, hầu hết hiệp định bảo hộ đầu tư do Ấn Độ ký kết đều là hiệp định đầu tư song phương (BIT), ngoại trừ Hiệp định thương mại tự do (FTA) Ấn Độ - Nhật Bản. Ấn Độ đã có ý định chấm dứt hiệp định này và tính tới việc đàm phán lại dựa trên một mô hình BIT mới. Dù mô hình BIT mới của nước này có nhiều hạn chế hơn trong các điều khoản so với các quy tắc được đưa ra trong RCEP, song với việc ký kết RCEP, Ấn Độ đang làm suy yếu những nỗ lực của mình nhằm kiềm chế khả năng của các nhà đầu tư nước ngoài trong việc khởi kiện quốc gia và thúc đẩy một khuôn khổ bảo hộ đầu tư khác, trong đó đề cao quyền điều chỉnh của chính phủ. Trong khi đó, trong bối cảnh Trung Quốc đang hưởng lợi từ hệ thống thương mại tự do an toàn, cởi mở và ổn định thì trong nửa cuối nhiệm kỳ của mình, Chủ tịch Tập Cận Bình có thể vẫn để Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đóng vai trò dẫn dắt quá trình đàm phán RCEP, cũng như để Mỹ đóng vai trò chủ đạo về an ninh ở khu vực Trung và Nam Á cho đến khi Bắc Kinh thâm nhập sâu hơn vào hệ thống quy tắc ở Đông Á phù hợp với những lợi ích chiến lược của nước này. Ngay từ tháng 11/2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công khai thúc đẩy ý tưởng về nền ngoại giao nước lớn mang đặc điểm Trung Quốc. Nói cách khác, đây là ý tưởng về một chính sách ngoại giao quyết đoán hơn mang bản chất một cường quốc kinh tế đang nổi của Trung Quốc, nhằm đạt được những lợi ích quốc gia. Thực tế, chính sách thương mại toàn cầu của Chủ tịch Tập Cận Bình là nhằm khẳng định vai trò lãnh đạo khu vực của Bắc Kinh đối với quá trình gắn kết và củng cố nền kinh tế toàn cầu dưới “gậy chỉ huy” của Trung Quốc. Do đó, hoàn toàn dễ hiểu khi nói rằng chính sách ngoại giao và những lợi ích chiến lược của Trung Quốc sẽ nhắm đến mục tiêu cuối cùng là biến vai trò lãnh đạo này thành vị thế thống trị an ninh khu vực, tiến tới vai trò chủ đạo trong nền chính trị khu vực cũng như toàn cầu, trong bối cảnh khu vực Đông Á chiếm phần lớn tăng trưởng kinh tế thế giới. Rõ ràng, ngày càng có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa Trung Quốc và sự năng động thương mại khu vực, nhất là trong lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên và đầu tư trực tiếp nước ngoài liên quan đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, một mặt sự phụ thuộc lẫn nhau này ngăn cản Bắc Kinh thực hiện chính sách đối ngoại “chèn ép” nước khác, mặt khác lại thúc đẩy những lợi ích chiến lược của Trung Quốc vượt ra khỏi khuôn khổ khu vực Đông Á để tìm kiếm sự kiểm soát địa hạt kinh tế ở khu vực Trung và Nam Á. Trong bối cảnh các nước Đông Nam Á thực sự không muốn cắt đứt quan hệ với Washington, song cách tiếp cận đầy mâu thuẫn của Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang khiến các nước ASEAN hoang mang. Điều này làm nảy sinh những hy vọng rằng chấp nhận cuộc chơi thương mại của Chủ tịch Tập Cận Bình là cách tốt nhất để đảm bảo sự ổn định kinh tế khu vực và có thể duy trì tình trạng “sóng yên biển lặng” trong mối quan hệ Mỹ-Trung vốn được khởi động từ những năm 1970.
|