Trong buổi sáng,ảnchặtvốnđầutưtừngânsáchtạitấtcảcáckhâuthựchiệinter miami đấu với toronto các đại biểu đã tập trung thảo luận về 3 dự thảo thông tư: Quy định quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án của các dự án sử dụng vốn NSNN và vốn trái phiếu chính phủ (TPCP); Quy định quản lý, thanh toán vốn đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN và vốn TPCP; Quy định quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn NSNN.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Nhật Tân |
Cuộc "cách mạng" lớn
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu cho biết, Bộ Tài chính đang triển khai việc sửa đổi bổ sung một loạt cơ chế trong quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư.
Nội dung nghiên cứu sửa đổi đưa ra các cơ chế quản lý mới thể hiện rõ và cao hơn vai trò, trách nhiệm của cơ quan tài chính các cấp trong quản lý vốn đầu tư. Đồng thời mở rộng phạm vi quản lý, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý chặt chẽ vốn đầu tư của NSNN tại tất cả các khâu thực hiện.
Cụ thể, Bộ Tài chính đã dự thảo thông tư thay thế Thông tư 86/2011/TT- BTC (TT 86) ngày 17/6/2011 về quản lý, thanh toán vốn đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN.
Thông tư mới sẽ quy định chặt chẽ hơn các điều kiện tạm ứng và thu hồi tạm ứng theo hợp đồng, bao gồm quy định việc bảo lãnh tạm ứng là bắt buộc đối với các giá trị tạm ứng trên 1 tỷ đồng; qui định chủ đầu tư phải có đánh giá tình hình thực hiện tạm ứng; qui định thêm trách nhiệm của cơ quan kho bạc trong đánh giá tình hình thực hiện tạm ứng vốn cho nhà thầu và trách nhiệm phối hợp với chủ đầu tư thu hồi trong trường hợp vốn tạm ứng không được sử dụng đúng mục đích.
Bộ Tài chính cũng đưa vào nề nếp việc quản lý chi phí của ban quản lý dự án (BQLDA) bằng việc thay thế Thông tư 05/2014/TT- BTC (TT 05) về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư sử dụng vốn NSNN và vốn TPCP.
Theo đó, trên cơ sở quy định tại Luật Xây dựng, cơ chế quản lý chi phí BQLDA do Bộ Tài chính soạn thảo sẽ thống nhất một cơ chế tài chính chung cho tất cả các BQLDA, với nguồn thu - chi rõ ràng; phản ánh đúng bản chất của BQLDA là bộ phận giúp chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ quản lý quá trình thực hiện dự án được đảm bảo bằng nguồn vốn NSNN.
Đặc biệt để giảm thiểu tối đa việc chi sai, chi thiếu, thông tư mới sẽ quy định trách nhiệm của cơ quan tài chính các cấp trong thẩm tra dự toán chi phí hàng năm; quy định chi phí BQLDA được quyết toán hàng năm để phân bổ vào các dự án đầu tư.
Ngoài ra, trong việc quyết toán dự án hoàn thành sử dụng vốn NSNN, Bộ Tài chính cũng đang dự thảo thông tư theo hướng hợp nhất 2 thông tư hiện hành là Thông tư 04/2014/TT-BTC về quy trình quyết toán và Thông tư số 19/2011/TT-BTC về nội dung quyết toán.
Nội dung sửa đổi nhằm tiếp tục cụ thể hóa phân cấp trong thẩm quyền phê duyệt quyết toán theo Nghị định số 32/2015/NĐ-CP. Theo đó, một mặt làm rõ quy định cơ quan quản lý cấp trên của chủ đầu tư, mặt khác quy định rõ thẩm quyền phê duyệt quyết toán của cơ quan cấp trên của chủ đầu tư cũng như chủ đầu tư….
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Nhật Tân |
Cần quy định và bổ sung để rõ hơn
Tại hội thảo, đại diện KBNN Cần Thơ, ông Trần Phú Lộc Thành, Trưởng phòng Kiểm soát chi có đưa ra ý kiến về mức vốn tạm ứng đối với công việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (Thông tư thay thế TT 86).
Theo ông Thành, dự thảo thông tư mới quy định mức vốn tạm ứng theo tiến độ thực hiện trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mức vốn tạm ứng tối đa theo yêu cầu không vượt kế hoạch vốn hàng năm đã bố trí trong kế hoạch cho phần công việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Do dó, ông Thành đề nghị xem lại quy định này vì không có định lượng cụ thể nên khó để kho bạc kiểm soát.
Cũng tại dự thảo thay thế TT 86, ông Ngô Tuấn Phong, Phó Giám đốc KBNN Hà Nội lại đưa ra đề nghị bỏ nội dung “số vốn thanh toán cho từng công việc hạng mục công trình, công trình không được vượt dự toán được duyệt hoặc giá gói thầu…”.
Theo ông Phong, kho bạc không nhận đấu thầu; chủ đầu tư chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của kết quả lựa chọn nhà thầu nên KBNN không biết được giá gói thầu để khống chế. Mặt khác, hồ sơ thanh toán gói thầu không quy định gửi quyết định phê duyệt dự toán và các hợp đồng có điều chỉnh giá nhưng không phải duyệt lại giá gói thầu nên nội dung này chưa chính xác.
Góp ý về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án (thay thế TT 05), bà Nguyễn Thị Hồng đến từ BQLDA Sở Giao thông tỉnh Lào Cai đề nghị, được đưa thêm vào các khoản khoán chi tiền điện thoại, khoán công tác phí cho cán bộ, nhân viên thường xuyên làm việc ngoài hiện trường, vùng sâu, vùng xa trên cơ sở quy định thống nhất vào quy chế chi tiêu nội bộ của BQLDA.
Sau mỗi phần kiến nghị, ngoài những góp ý chung cho các Thông tư thay thế đươc Vụ Đầu tư, Bộ Tài chính ghi nhận để hoàn thiện các dự thảo, Quyền Vụ trưởng Vụ Đầu tư Trịnh Nam Tuấn cũng đưa ra các giải đáp thỏa đáng đến từng vị đại biểu.
Theo ông Tuấn, có những quy định bắt buộc phải làm, còn những gì vướng mắc của địa phương sẽ tiếp tục tháo gỡ trong quá trình thực hiện. ‘Nguyên tắc Thông tư đưa ra không được trái với quy định”, ông Tuấn nhấn mạnh./.
Hạnh Thảo