Hoạt động xúc tiến thương mại này là cơ hội cho các doanh nhân Việt Nam và Ý chia sẻ cơ hội hợp tác và đầu tư.
Tham dự tại Diễn đàn,ơncuộcgặptraođổithươngmạigiữadoanhnghiệphainướcViệkết quả celtic đoàn doanh nghiệp Ý gồm 150 doanh nhân đại diện 70 doanh nghiệp có các thương hiệu hàng đầu thế giới của Ý trong các lĩnh lực năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng, thiết bị máy móc và công nghệ cũng như các ngân hàng và tổ chức khởi nghiệp. Dẫn đầu đoàn doanh nghiệp Ý là ông Ivan Scalfarotto - Thứ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Ý, Chủ tịch của ICE - Michele Scannavini, Phó Chủ tịch phụ trách các Thị Trường Quốc Tế của Liên Đoàn Công Nghiệp (Confindustria) - bà Licia Mattioli và Phó Chủ tịch ABI - bà Guido Rosa. Đại diện phía Việt Nam là ông Hoàng Quốc Vượng - Thứ trưởng Bộ Công Thương.
Phát biểu khai mạc diễn đàn Doanh nghiệp hai nước, ông Ivan Scalfarotto chia sẻ: Từ trước đến nay, Ý được biết đến chủ yếu về dệt may, da giày, thực phẩm chế biến và bao bì, nhựa hoặc vật liệu xây dựng thông qua cung cấp thiết bị và công nghệ cho ngành công nghiệp Việt Nam. Tới Việt Nam lần này, Ý muốn nâng cấp lên một tầm cao mới - cung cấp thiết bị công nghệ tiên tiến, tự động hóa, với giá cả cạnh tranh và năng suất cao, trong khi đó cũng tập trung vào các ngành phát triển bền vững hơn ở Việt Nam, đó là cơ sở hạ tầng và năng lượng tái tạo. Hiện tại, Việt Nam vẫn ít biết về các công ty của Ý có khả năng xây dựng các dự án lớn, và chúng tôi muốn thay đổi nhận thức này.
Điểm nhấn của Diễn dàn Doanh nghiệp Việt – Ý năm nay là 2 buổi gặp gỡ trực tiếp giữa doanh nghiệp 2 nước ở Hà Nội vào 28/11 và tại Thành phố Hồ Chí Minh là ngày 29/11. Có khoảng xấp xỉ 600 cuộc gặp gỡ sẽ tạo cơ hội cho mỗi công ty Ý được gặp trực tiếp với 10 đối tác tiềm năng Việt Nam. Một điểm đáng lưu ý trong Diễn đàn năm nay là khánh thành Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Dệt may ở Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 29/11.
“Ý không chỉ muốn hợp tác trong các lĩnh vực trước đây mà còn muốn giúp Việt Nam phát triển đào tạo nguồn nhân lực và kĩ năng. Cho đến nay, Ý đã cung cấp công nghệ và tài chính để thiết lập Trung tâm ứng dụng Công nghệ da giày ở Bình Dương khánh thành vào tháng 7/2017” - Thứ trưởng bộ phát triển kinh tế Ý, ngài Ivan Scalfarotto cho biết.
Rất nhiều doanh nhân Ý quan tâm đến việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ tới thị trường Việt Nam, trong khi một số khác đang tìm kiếm các nhà cung cấp và cơ hội hợp tác đầu tư ở Việt Nam.
Diễn đàn doanh nghiệp Việt Ý 2017 cũng chứng kiến hai bản ghi nhớ hợp tác được ký kết, một là giữa Hiệp hội vật liệu xây dựng Việt Nam và Hiệp hội Đá Hoa Cương trắng Lục Yên, hai là Biên bản ghi nhớ giữa phòng Thương mại Ý tại Việt Nam (ICHAM) và Tổng Cục Hải Quan Việt Nam.
Hiện nay, Ý là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở liên minh Châu Âu với giao dịch thương mại hai bên đạt 4,6 tỷ vào năm 2016 và 2,88 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2017, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2016.