发布时间:2025-01-10 16:01:15 来源:88Point 作者:Thể thao
Theo báo cáo của Cục Tài chính doanh nghiệp, trong năm 2022, chỉ ghi nhận bổ sung 1 doanh nghiệp cổ phần hóa là Công ty TNHH MTV Phà An Giang thuộc danh mục cổ phần hóa giai đoạn 2017 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, với tổng giá trị doanh nghiệp là 309 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước là 278 tỷ đồng. Trong 3 tháng đầu năm 2023, các đơn vị tiếp tục triển khai công tác cổ phần hóa theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Về thoái vốn, 3 tháng đầu năm 2023, các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thoái vốn tại 4 doanh nghiệp, với giá trị sổ sách là 41,2 tỷ đồng, thu về 168,4 tỷ đồng. Cụ thể: SCIC thoái vốn tại 3 doanh nghiệp với giá trị sổ sách 6,8 tỷ đồng, thu về 33,6 tỷ đồng. Tập đoàn Hóa chất Việt Nam thoái vốn tại Công ty cổ phần Ắc quy Tia Sáng, với giá trị sổ sách 34,4 tỷ đồng, thu về 134,8 tỷ đồng.
Trước đó, năm 2022, ghi nhận thoái vốn nhà nước tại 1 doanh nghiệp với giá trị sổ sách 195 tỷ đồng thu về 390 tỷ đồng; các tập đoàn, tổng công ty, DNNN thoái vốn tại 31 doanh nghiệp, với giá trị sổ sách là 688,7 tỷ đồng, thu về 3.900,6 tỷ đồng.
Nguồn: Cục Tài chính doanh nghiệp. Đồ họa: Văn Chung |
Đây là tình hình chung của vài năm gần đây, khi tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn DNNN rất chậm so với kế hoạch. Bên cạnh ảnh hưởng do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thị trường khó khăn, các nguyên nhân khách quan còn lại được chỉ ra là do doanh nghiệp cổ phần hóa, thoái vốn có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, đa ngành, đa lĩnh vực.
Nhiều tài sản chuyên ngành, khó xác định giá trị nên việc xử lý tài chính tài sản, nợ, xác định giá trị doanh nghiệp, giá trị phần vốn nhà nước và công tác chuẩn bị hồ sơ, phương án cần nhiều thời gian. Một số doanh nghiệp còn tồn tại nhiều vấn đề phải xử lý về tài chính. Một số đơn vị vi phạm quy định về quản lý vốn, tài sản đang thực hiện thanh tra, kiểm tra, điều tra.
Tuy nhiên, nguyên nhân chủ quan vẫn được coi là lý do chính yếu khi việc nhận thức và tổ chức thực hiện của một số cơ quan đại diện chủ sở hữu và người đứng đầu doanh nghiệp còn chưa cao, chưa quyết liệt trong tổ chức triển khai, thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nên còn tư tưởng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm. Việc rà soát, lập kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 chưa được các cơ quan, đơn vị quan tâm đúng mức.
Cùng với đó, công tác chuẩn bị cổ phần hóa, thoái vốn chưa tốt. Nhiều doanh nghiệp chưa hoàn thiện đầy đủ thủ tục pháp lý sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất theo pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công trước khi cổ phần hóa, thoái vốn. Còn nhiều vướng mắc, tồn tại về tài chính chưa được xử lý dứt điểm.
Đặc biệt, việc phối hợp giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu với các UBND tỉnh, thành phố, bộ, ngành liên quan trong xử lý vướng mắc phê duyệt phương án sử dụng đất. Việc xử lý tồn tại tài chính còn chưa tốt, kéo dài.
Cổ phần hóa 19 doanh nghiệp, thoái vốn 141 doanh nghiệp trong giai đoạn 2022 - 2025 Theo Quyết định số 1479/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN), doanh nghiệp có vốn nhà nước giai đoạn 2022 – 2025, sẽ duy trì 195 công ty TNHH một thành viên giai đoạn 2022 - 2025 (theo danh mục doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ giai đoạn 2022 - 2025). Đồng thời, thực hiện cổ phần hóa 19 doanh nghiệp, sắp xếp lại 5 doanh nghiệp; thực hiện thoái vốn 141 doanh nghiệp giai đoạn 2022-2025; giữ nguyên phần vốn nhà nước tại 126 doanh nghiệp. |
Để khắc phục những tồn tại này, Bộ Tài chính cho biết, về hoàn thiện cơ chế, chính sách, trong thời gian tới, căn cứ quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và tình hình thực tế, các cơ chế chính sách pháp luật sẽ tiếp tục được rà soát, nghiên cứu, sửa đổi một cách đồng bộ đảm bảo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp. Trong đó, việc rà soát, nghiên cứu về việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật thuộc trách nhiệm soạn thảo của Bộ Tài chính liên quan đến công tác cổ phần hóa, thoái vốn để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trước mắt, đối với các nội dung thuộc thẩm quyền Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục rà soát, nghiên cứu, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc sửa đổi Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Nghị định số 91/2015/NĐ-CP, Nghị định số 32/2018/NĐ-CP, Nghị định số 140/2020/NĐ-CP.
Về tổ chức triển khai thực hiện, yêu cầu cần thiết là các bộ, ngành, địa phương, DNNN theo chức năng, nhiệm vụ được giao nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về đổi mới, cơ cấu lại doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu quả sử dụng nguồn lực nhà nước.
Các cơ quan đại diện chủ sở hữu đôn đốc các doanh nghiệp trực tiếp quản lý, sử dụng nhà đất kê khai báo cáo, lập phương án sắp xếp lại các cơ sở nhà, đất theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP, Nghị định số 67/2021/NĐ-CP để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo thẩm quyền.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sớm có ý kiến về phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các doanh nghiệp của trung ương đóng trên địa bàn theo đề nghị của Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan trung ương để bảo đảm tiến độ phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất phục vụ việc xây dựng phương án sử dụng đất khi thực hiện cổ phần hoá.
Đồng thời, cơ quan chức năng xây dựng cơ sở dữ liệu để theo dõi, quản lý tiến độ kê khai, báo cáo, lập, phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất và tổ chức xử lý nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Một giải pháp quan trọng nữa là tăng cường công khai, minh bạch thông tin về tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN để tạo niềm tin, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trước khi triển khai công tác cổ phần hóa, thoái vốn.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về cổ phần hóa, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước Theo báo cáo của Cục Tài chính doanh nghiệp - Bộ Tài chính, hệ thống các cơ chế chính sách pháp luật phục vụ quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã được ban hành đầy đủ và tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện để đảm bảo chặt chẽ hơn, công khai minh bạch, tối đa hóa lợi ích của Nhà nước, tháo gỡ khó khăn vướng mắc; qua đó, đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn và hạn chế thất thoát vốn, tài sản nhà nước. Được biết, trong tháng 3, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 16/2023/TT-BTC ngày 17/03/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2021/TT-BTC ngày 26/5/2021 hướng dẫn một số nội dung về đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP, Nghị định số 32/2018/NĐ-CP, Nghị định số 121/2020/NĐ-CP và Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30/11/2020. Hiện nay, Bộ Tài chính cũng đang tiếp tục rà soát, tổng kết và đề xuất sửa đổi, bổ sung một số cơ chế chính sách pháp luật quan trọng. Trong đó, về việc xây dựng Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (sửa đổi), thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến kết luận của Bộ Chính trị về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã nghiên cứu, hoàn thiện, báo cáo Chính phủ tại Tờ trình 38/TTr-BTC ngày 21/3/2023 trong đó đã trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ xem xét, giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Chính phủ ký báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023. Trước đó, ngày 23/2/2023, Bộ Tài chính đã có Tờ trình số 17/TTr-BTC báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong đó kiến nghị cho phép Bộ Tài chính xây dựng nghị định sửa đổi, bổ sung các quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Nghị định số 91/2015/NĐ-CP, Nghị định số 32/2018/NĐ-CP, Nghị định số 140/2020/NĐ-CP theo trình tự, thủ tục rút gọn. |
相关文章
随便看看