发布时间:2025-01-10 10:12:28 来源:88Point 作者:Thể thao
Nhằm hạn chế các đối tượng dịch bệnh tấn công,ảiphpphngbệnhtrncyăbxh kazakhstan bảo vệ tốt năng suất cây trồng, hiện ngành chức năng và người dân trên địa bàn huyện Châu Thành đã tích cực chủ động thực hiện nhiều giải pháp thiết thực để phòng, trừ sinh vật gây hại tại mảnh vườn của mình theo từng loại cây trồng.
Áp dụng mô hình dùng lưới cước bao trái mít đã giúp ông Tố và nhiều nhà vườn khống chế ruồi vàng hiệu quả.
Châu Thành là địa phương có thế mạnh về vườn cây ăn trái, với tổng diện tích 10.067ha; trong đó có một số loại cây chủ lực như: chanh (gần 1.000ha), bưởi (1.300ha), mít Thái (gần 1.000ha), cam (gần 3.500ha), xoài (gần 1.000ha), mãng cầu (112ha)… Từ những loại cây trồng này đã và đang góp phần mang lại nguồn thu nhập cao, giúp không ít nhà vườn nơi đây vươn lên thoát nghèo và có cuộc sống dư dả. Tuy nhiên, để có được nguồn thu nhập như mong muốn từ các loại cây trồng trên thì công tác chủ động trong phòng trừ các đối tượng sinh vật gây hại theo từng loại cây trồng luôn được người dân đặc biệt quan tâm, nhất là trước tình hình thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp.
Ông Trần Hồng Đức, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Châu Thành, cho biết: Giống như nhiều địa phương khác trong tỉnh, điều kiện thời tiết như hiện nay tại Châu Thành là sáng sớm có nhiều sương mù, ngày nắng nóng gay gắt, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm lớn nên rất thuận lợi cho một số sinh vật gây hại phát triển trên các loại cây trồng, nhất là vườn cây ăn trái. Trong đó, đáng lo ngại là sâu đục thân, cành và trái trên mít, chanh, bưởi hay đối tượng bù lạch, nhện cũng gây hại trên nhiều loại cây trồng khác. Chính vì vậy, giải pháp mà ngành nông nghiệp huyện đề ra là thường xuyên vận động bà con chủ động thực hiện các giải pháp phòng trừ sâu bệnh ở từng thời điểm. Đồng thời, cử cán bộ của phòng và các xã, thị trấn bám sát địa bàn, khi phát hiện nơi nào có sâu, bệnh xuất hiện nhiều sẽ tổ chức tập huấn nhanh cho nông dân về các biện pháp điều trị hiệu quả.
Chính nhờ công tác tuyên truyền, vận động của ngành chức năng huyện và các xã, thị trấn ý thức trong phòng trừ sâu, bệnh trên vườn cây ăn trái của mình. Điều đặc biệt là họ không chỉ chủ động mà còn có những sáng kiến mới để phòng trị một số đối tượng gây hại. Điển hình là mô hình sử dụng lưới cước tạo thành túi rồi bao trùm vào trái mít để khống chế ruồi vàng chích làm hư trái. Và hiện cây mít là một trong những cây trồng đang được người dân huyện Châu Thành đặc biệt quan tâm chăm sóc vì cho nguồn thu nhập cao so với nhiều loại cây trồng khác.
Ông Nguyễn Văn Tố, ở ấp Phước Hòa, xã Đông Phước A, chia sẻ: “Tôi đã có hơn 3 năm áp dụng mô hình sử dụng túi lưới cước bao trái mít cho hơn 200 gốc mít Thái của gia đình. Trái mít nào khi được bao lưới thì đều cho thu hoạch tốt. Còn trước đây, khi để mít ra trái tự nhiên nên có vụ chẳng bán được trái nào cho thương lái do bị ruồi vàng chích làm trái bị xì mủ, xẻ ra thì bên trong bị hư nên không bán được”.
Cũng theo ông Tố, để có được sáng kiến sử dụng lưới cước bao trái mít nhằm khống chế ruồi vàng thì bà con nơi đây đã trải qua nhiều giai đoạn. Ban đầu là ý tưởng dùng bao phân trùm lại, tuy có hiệu quả nhưng không cao do không thấy được bệnh để phun thuốc điều trị. Mặt khác, khi thu hoạch lại bị thương lái chê do màu mít không tự nhiên. Rút kinh nghiệm, bà con tiếp tục nghĩ đến dùng lưới cước bao trái mít và cho hiệu quả tốt như hôm nay. Chính vì vậy mà từ một vài hộ áp dụng mô hình này ban đầu, nhưng sau khi sử dụng thấy có hiệu quả nên truyền tai nhau và giờ hầu hết người trồng mít đều làm theo. Hiện giá thành mỗi chiếc bao lưới này chỉ 5.000 đồng và bà con có thể xài khoảng 2 năm.
Cách vườn mít ông Tố không xa, ông Dương Văn Dễ, cũng áp dụng và đang mang lại kết quả tốt từ mô hình này cho 4 công mít Thái của gia đình mình. Ông Dễ thông tin: “Giá mít Thái từ đầu năm tới giờ không dưới 40.000 đồng/kg, còn bình quân mỗi trái mít đạt từ 9-10kg (nhỏ nhất 5kg, lớn nhất là 14kg), từ đó, mỗi trái mít sẽ cho nguồn thu nhập khoảng 400.000 đồng. Chính vì vậy mà khi có trái mít nào ra là nhà vườn chăm sóc kỹ, nếu lỡ để bị ruồi vàng chích thì coi như mất tiền nên ai nấy cũng tiếc. Do đó, từ khi có mô hình này đã giúp bà con chủ động phòng trị ruồi vàng hiệu quả nên rất an tâm sản xuất”.
Ngoài cây mít, hiện mô hình sử dụng các giải pháp, công cụ khác nhau để bao trái cũng đang mang lại hiệu quả tốt trong việc phòng trừ sâu hại trên trái trên nhiều loại cây trồng. Bên cạnh đó, khi áp dụng mô hình này còn giúp nông dân giảm số lần phun thuốc hóa học nên hạ giá thành sản xuất, thân thiện với môi trường và tạo ra sản phẩm sạch cho cộng đồng. Qua thống kê của ngành nông nghiệp huyện Châu Thành, hiện tỷ lệ người dân sử dụng biện pháp bao trái trên mít đạt gần như 100%, còn trên xoài từ 70-80% và trên bưởi khoảng 30%. Từ những lợi ích của mô hình bao trái mang lại, tới đây ngành nông nghiệp huyện sẽ tiếp tục vận động người dân áp dụng, nhất là nâng tỷ lệ ở xoài và bưởi.
Hiện nay, bên cạnh đối tượng sâu đục thân thì nhà vườn cần quan tâm phòng trị bệnh vàng lá thối rễ ở cam, chanh, bưởi; xì mủ ở mít; chổi rồng trên nhãn; thán thư trên xoài và thối rễ ở mãng cầu. Sang mùa mưa cần chú ý bệnh nấm hồng làm chết cành trên chanh và xơ đen trái mít… Ông Trần Hồng Đức, Phó phòng NN&PTNT huyện Châu Thành, cho biết thêm: Thời gian qua, tuy tình hình sinh vật gây hại có xuất hiện trên nhiều loại cây trồng tại địa phương nhưng nhờ công tác khuyến nông của ngành, cán bộ bám sát địa bàn và người dân chủ động nhiều biện pháp phòng trị nên các loại bệnh đều được khống chế kịp thời, tỷ lệ ảnh hưởng thấp, từ đó đảm bảo năng suất và chất lượng từng mặt hàng khi bán ra thị trường. Tuy nhiên, không vì thế mà nhà vườn chủ quan và cần thực hiện tốt các giải pháp trong quản lý dịch hại như thời gian qua. Trong đó, ngành nông nghiệp huyện khuyến cáo bà con phải thường xuyên thăm vườn, khi cây vừa ra đọt non phải quản lý tốt từng đối tượng gây hại với từng cây trồng như: rầy chổng cánh truyền vi khuẩn gây bệnh vàng lá gân xanh cam sành, nhện lông nhung gây bệnh chổi rồng trên nhãn… Ngoài ra, bà con cũng nên thường xuyên vệ sinh vườn, cắt bỏ những trái bị sâu hại đem ra khỏi vườn và phun thuốc trừ sâu non tuổi 1, 2 theo nguyên tắc “4 đúng”.
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
相关文章
随便看看