当前位置:首页 > World Cup > 【thứ hạng của ado den haag】Hậu quả của sự đối xử thiên vị giữa những đứa con

【thứ hạng của ado den haag】Hậu quả của sự đối xử thiên vị giữa những đứa con

2025-01-10 00:56:32 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:88Point

BP - Nửa đêm nhận điện thoại của em gái,ậuquảcủasựđốixửthiecircnvịgiữanhữngđứthứ hạng của ado den haag tôi hốt hoảng hỏi mẹ bị làm sao à? Nó trả lời mẹ chẳng làm sao nhưng con Thúy nhà chú Hoàng không biết có qua nổi không? Tôi càng hoảng hơn, bởi con Thúy chỉ mới hơn 20 tuổi. Qua lời kể không đầu không cuối của em gái, tôi cũng hiểu rằng con Thúy pha thuốc ngủ vào nước uống để đầu độc em trai. Nhưng khi thấy mọi người đưa thằng em đi cấp cứu thì nó ở nhà lấy dao tự cắt động mạch ở tay. Thế là cùng lúc chú tôi phải đưa cả hai đứa con đi cấp cứu nhưng con Thúy mất nhiều máu nên khó qua khỏi.

Chuyện bắt đầu từ sự hiếm muộn của chú thím tôi. Nhà có cửa hàng xay xát sớm nhất trong làng nên kinh tế gia đình chú Hoàng thuộc diện khá giả. Hơn 30 tuổi, sau nhiều năm đội lễ khấn vái đền này phủ nọ, thím tôi mới sinh được con Thúy. Dẫu là con gái nhưng là con cầu tự nên chú thím tôi vô cùng cưng chiều con Thúy. Rồi như niềm khao khát một đứa con trai của chú thím đã thấu đến cao xanh nên chưa đầy 3 năm sau, thím sinh thêm thằng Phúc.

Không thể nói hết sự mừng vui của chú thím kể từ khi thằng Phúc chào đời. Nhà có điều kiện kinh tế khá giả nên những gì tốt nhất chú thím đều lùng bằng được cho cậu quý tử. Từ chỗ được quan tâm chăm sóc, con Thúy dần thấy mình bị “bỏ quên”. Không chỉ cha mẹ mà ngay cả anh em họ hàng cũng chỉ vồ vập thằng Phúc mà chẳng đoái hoài gì tới nó. Trong mắt con Thúy, thằng Phúc chính là nguyên nhân làm nên cơ sự ấy nên nó sinh ghét thằng em. Phúc được bố mẹ bênh vực nên sẵn sàng ăn hiếp chị. Lúc nhỏ, mỗi khi chị em giành đồ chơi, chú thím tôi luôn mắng con Thúy là hư, không biết nhường em. Nhiều lần bị đánh, mắng oan, tính tình con Thúy trở nên cộc cằn, thô lỗ. Nó thường hay cãi lời chú thím và lén bố mẹ nhéo thằng em thật đau, cho dù mỗi lần như thế nó đều bị “trả giá” bằng những cái tét mông cháy da.

Đỉnh điểm của sự thù ghét thằng em là vừa rồi, nhân sinh nhật lần thứ mười bảy, thằng Phúc đòi bố mẹ mua xe môtô phân khối lớn trị giá gần 300 triệu đồng và được chú thím tôi đồng ý ngay trong khi con Thúy cần vốn mở cửa hàng bán đồ lưu niệm thì không được chấp nhận. Sau nhiều lần cãi vã với bố mẹ và em trai, con Thúy liền bỏ thuốc ngủ vào nước ngọt cho thằng Phúc uống. Nhưng khi thấy thằng em lịm đi, nó sợ quá hô hoán mọi người đưa em đi cấp cứu rồi quẫn trí lấy dao cắt động mạch ở tay mình.

Chuyện phân biệt đối xử giữa những đứa con và dẫn đến kết cục đau lòng không chỉ xảy ra trong gia đình chú tôi. Nhưng nếu ai đó nói về điều này thì có tới 99% ông bố, bà mẹ khẳng định làm gì có chuyện con yêu con ghét, rằng tất cả những đứa con đều được đối xử như nhau. Nhưng cái sự “như nhau” thật khó mà thực hiện được giữa những đứa con trong một gia đình. Làm thịt một con gà, cậu con trai của cô bạn tôi nhồm nhoàm ăn cả hai cái đùi rồi hỏi còn cái nào không mẹ? Trong khi con chị chỉ lảnh khảnh chan tý nước thịt và ăn rất ít nhưng ông bà, ba mẹ không ai ép nó ăn thêm. Chẳng cha mẹ nào có chủ ý đối xử thiên vị giữa những đứa con nhưng không cần quan sát kỹ cũng dễ dàng nhận ra sự thiên lệch trong cách cư xử. Thông thường các ông bố thiên về lý trí, thường yêu những người con ưu tú, giỏi giang, mang lại niềm tự hào, hãnh diện cho bản thân và cả gia đình. Còn những bà mẹ, nặng về tình cảm lại hay thương những đứa con yếu kém, thiệt thòi.

Lại có những gia đình anh hoặc chị phải hy sinh, nghỉ học đi làm để nuôi em ăn học. Nhưng khi người em thành danh, cha mẹ chỉ quan tâm yêu chiều và ca tụng đứa con đã làm rạng danh gia đình mà chẳng có sự ghi nhận nào đối với sự hy sinh của anh, chị. Rồi có những ông bố, bà mẹ hễ cất lời lên là so sánh, sao con không nhìn anh (chị) mà học hành, sao chị được mười mà con không được một...

Những đứa trẻ nhìn thấy bố mẹ yêu thương anh, chị hoặc em của mình hơn sẽ nảy sinh ghen tỵ. Từ sự ghen tỵ, đứa trẻ trở nên ương bướng, khó bảo, thường làm những điều trái với ý muốn của cha mẹ hoặc phá đám cho bõ tức. Sự thiên lệch tình cảm của cha mẹ đối với con cái thậm chí còn gây nên sự thù hận giữa chúng. Có những đứa trẻ thấy hả hê khi anh, chị, em - người mà chúng cho là luôn được bố mẹ yêu thương hơn, gặp chuyện không may. Thậm chí có trường hợp anh (chị) giết em vì cho rằng không có em thì bố mẹ sẽ dành tình cảm cho mình, giống như trường hợp nhà chú tôi.

Thế nhưng khi thể hiện tình cảm thiên lệch giữa những đứa con, chẳng ông bố, bà mẹ nào nghĩ đến những kết cục đau lòng ấy.

Ở nhiều gia đình, con trai thường được yêu chiều hơn bởi những ý nghĩ phong kiến: Con gái là phải chăm chỉ, nết na và biết nội trợ. Con trai chỉ cần khỏe mạnh để sau này nuôi cha mẹ và gánh vác những việc lớn trong gia đình. Nhưng ngay từ tấm bé, con trai đã không được dạy biết sẻ chia công việc với mẹ, với chị, biết nhường nhịn từ miếng ăn đến lời nói, biết lo lắng cho người thân thì làm sao có thể hình thành thói quen tốt và tinh thần trách nhiệm để gánh vác những việc lớn trong gia đình.

Thảo Nguyên

(责任编辑:World Cup)

推荐文章
热点阅读