【lyon vs rennes】Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất trong tháng 7?
Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất trong tháng 7?ãisuấttiếtkiệmngânhàngnàocaonhấttrongthályon vs rennes
Tính đến đầu tháng 7, SCB tiếp tục là "quán quân" lãi suất huy động ở nhiều kỳ hạn, tại kênh online, lãi suất dao động 7,3%-7,55%/năm ứng với các kỳ hạn 12-36 tháng.
Ngân hàng lãi suất cao nhất?
Tính đến đầu tháng 7, SCBtiếp tục có mức lãi suất tiền gửi tại quầy và online cao nhất với 7,3%/năm đối với kỳ hạn 12 tháng. Ngoài ra, SCB có mức lãi suất 7,6% nhưng chỉ áp dụng với món tiền gửi có số dư từ 500 tỷ đồng trở lên ở kỳ hạn 13 tháng. Còn tại kênh online, lãi suất dao động từ 7,3% đến 7,55% ứng với các kỳ hạn 12-36 tháng.
Cũng với mức lãi suấttrên 7%, từ ngày 27/6 CBBankcó sự điều chỉnh lãi suất tiền gửi tại quầy tăng thêm 0,15 điểm phần trăm từ 7%/năm lên 7,15%/năm đối với kỳ hạn 12 tháng, còn đối với kỳ hạn 13 tháng trở lên lãi suất áp dụng là 7,2%. Tiền gửi tiết kiệm online tại CBBank kỳ hạn 12 tháng là 7,2%, các kỳ hạn trên 13 tháng khách hàng được hưởng lãi suất 7,25%.
Tại NamABank, mức lãi suất tiền gửi trực tuyến kỳ hạn 12-15 tháng là 7,2%/năm, kỳ hạn 16-36 tháng là 7,4%/năm. Trong khi tiền gửi tại quầy, kỳ hạn 12 tháng khách hàng chỉ được hưởng mức lãi suất 6,5% thấp hơn 0,7 điểm phần trăm so với gửi tiền online.
Tại SHB mức lãi suất cao nhất mà khách hàng có thể hưởng là 7,1%/năm và có điều kiện đi kèm. Theo đó, lãi suất mặc định đối với kỳ hạn 18 tháng, gửi tại online là 6,6%, từ ngày 12/5 khách hàng gửi tiền sẽ được hưởng lãi suất cộng thêm 0,4% từ chương trình ưu đãi mùa hè và cộng thêm 0,1% nếu là khách hàng gửi tiền lần đầu.
Nhiều nhà băng khác cũng đưa ra lãi suất trên 7%/năm cho trường hợp đặc biệt giá trị tiền gửi vài trăm tỷ đồng trở lên. Đơn cử, HDBank sẽ áp dụng mức lãi suất 7,15%/năm đối với những khoản tiết kiệm tối thiểu 300 tỷ đồng, lĩnh lãi cuối kỳ với kỳ hạn 13 tháng, trong khi điều kiện thường là 6%/năm.
Tại Techcombank, khách hàng gửi tiết kiệm với số tiền từ 999 tỷ đồng trở lên kỳ hạn 12 tháng sẽ được nhận lãi suất ưu đãi 7,1%/năm, trong khi điều kiện thường là 5,9%/năm đối với khách hàng VIP.
Tại LienVietPostBank, đối với các khoản tiền gửi mới hoặc tái tục kỳ hạn 13 tháng của hợp đồng tiền gửi có số dư tiền gửi từ 300 tỷ đồng trở lên áp dụng lãi suất huy động lĩnh lãi cuối kỳ là 6,99%/năm.
Với kỳ hạn 12 tháng tiền gửi tại quầy, một số ngân hàng khác có mức lãi suất dưới 7% như BacABank (6,8%/năm), BaoVietBank (6,65%/năm), VietABank (6,6%/năm), VietCapital Bank (6,4%/năm), OCB (6,3%/năm)…
Thấp nhất trong kỳ hạn 12 tháng tiền gửi tại quầy vẫn là nhóm ngân hàng Big 4 (gồm Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank) và LienVietPostBank duy trì lãi suất huy động ở mức thấp 5,5-5,6%/năm.
Tính đến 1/7, ACB là một trong những ngân hàng có sự điều chỉnh lãi suất mạnh nhất, thay đổi ở nhiều kỳ hạn. Tại quầy đối với mức gửi trên 500 triệu đồng, kỳ hạn 9 tháng tăng 1,1% lên 5,8%/năm áp dụng với khách hàng ưu tiên, tăng 1% lên 5,6% với khách hàng thông thường. Kỳ hạn 6 tháng tăng 1% lên 5,6% nếu là khách hàng ưu tiền, khách hàng thông thường 5,4%/năm. Kỳ hạn 12 tháng và 13 tháng lần lượt điều chỉnh tăng 0,8% và 0,3% một năm, tương đương với mức lãi suất 6% và 6,2%/năm. Tuy nhiên so với mặt bằng lãi suất huy động cùng với các ngân hàng khác thì mức lãi suất của ACB vẫn nằm áp chót trong top những ngân hàng có lãi suất tiền gửi thấp nhất.
Đối với kỳ hạn 1 tháng, một số ngân hàng áp dụng mức lãi suất kịch trần 4%/năm là SCB, GPBank, ACB và PGBank. Thấp nhất trong kỳ hạn 1 tháng là Techcombank với 2,85%/năm, MB là 2,9%/năm và Vietcombank là 3%/năm. Ba ngân hàng còn lại trong nhóm Big4 là Agribank, BIDV và Vietinbank có mức lãi suất được ấn định chung tại kỳ hạn này là 3,1%/năm.
Lãi suất cho vay có khả năng tăng
Trong báo cáo về lãi suất huy động và lãi suất cho vay được phát hành mới đây, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự báo lãi suất cho vay sẽ tăng nhưng sẽ có độ trễ so với thời điểm tăng của lãi suất huy động, lãi suất cho vay sẽ có sự phân hóa giữa mức tăng và thời điểm tăng giữa các ngành nghề.
Lãi suất cho vay tăng là mối lo ngại đã được giới phân tích nêu ra gần đây. Dù ngay từ đầu năm nay, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa ra định hướng cho ngành ngân hàng (NH) phấn đấu giảm thêm lãi suất cho vay từ 0,5-1% nhằm hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau hai năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhưng với bối cảnh nền kinh tế hiện nay có lẽ chỉ cần giữ ổn định và kiềm chế không để lãi suất cho vay đi lên đã là thành công.
Trong trường hợp để lãi suất cho vay tăng quá nhanh, gói hỗ trợ lãi suất cho vay 2% đang được triển khai có thể không phát huy được hiệu quả. Bởi vì nếu lãi suất cho vay tăng nhanh trở lại thì mức lãi suất cho vay sau khi đã được hỗ trợ 2% sẽ chỉ thấp hơn chút ít hoặc thậm chí ngang bằng so với mức lãi suất cho vay giai đoạn trước đó. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ chẳng nhận được hỗ trợ như dự kiến.
Lãi suất cho vay hiện nay chịu áp lực từ chi phí vốn đầu vào tăng trở lại và đến từ tăng trưởng tín dụng ở mức cao do nhu cầu vay từ khách hàng tăng mạnh. Cụ thể, theo báo cáo của VCBS, lãi suất huy động tăng trong tháng 5 chủ yếu tại các NH thương mại cổ phần với mức tăng trung bình 10-20 điểm cơ bản, cao nhất tại kỳ hạn 12 tháng tăng khoảng 70 điểm. Như vậy, từ đầu năm đến nay, lãi suất huy động đã tăng 30-60 điểm.
Theo số liệu cập nhật mới đây của NHNN tại buổi họp báo thông tin kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2022, đến ngày 9/6/2022, tín dụng tăng 8,15% so với cuối năm 2021, tăng 17,09% so với cùng kỳ năm 2022. Trước đó, số liệu tính đến ngày 27/5/2022 cũng cho thấy tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 7,75% so với cuối năm 2021.
Theo đó, với dự báo áp lực lạm phát tiếp tục hiện hữu trong các tháng tiếp theo đi cùng với nhu cầu tăng trưởng tín dụng cao hơn trong giai đoạn phục hồi kinh tế, đặc biệt là khi các NH bắt đầu triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%, lãi suất huy động được dự báo còn có thể tiếp tục tăng. Cụ thể, theo VCBS, lãi suất huy động có thể chịu áp lực tăng 100-150 điểm cơ bản trong cả năm 2022.
Trong khi đó, có ý kiến dự báo NHNN có thể tăng lãi suất điều hành trong thời gian còn lại của năm nay. Nhưng hiện cũng có những ý kiến trái chiều. Như trong báo cáo của Công ty Chứng khoán MBS, thời gian gần đây đã có ý kiến cho rằng, trong năm 2022 áp lực lạm phát tại Việt Nam khá lớn và nhiệm vụ kiềm chế lạm phát ở mức dưới 4% như Quốc hội đề ra gặp rất nhiều khó khăn; đề xuất NHNN nâng lãi suất điều hành để kiềm chế lạm phát cũng đã xuất hiện.
Tuy nhiên, MBS cho rằng, do cầu tiêu dùng còn yếu, lạm phát tại Việt Nam trong năm 2022 được dự báo sẽ vẫn ở mức thấp, bất chấp giá xăng dầu và một số nguyên vật liệu tăng. Bởi vậy, NHNN chưa cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ. Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, CPI tháng 5/2022 tăng 0,38% so với tháng trước; tăng 2,48% so với tháng 12/2021 và tăng 2,86% so với cùng kỳ năm trước.