【0.75 là kèo gì】Hướng dẫn thanh toán bằng quỹ đất cho dự án BT
作者:La liga 来源:Cúp C1 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 14:58:43 评论数:
Thông tư này của Bộ Tài chính cùng với Quyết định số 23/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế nhà nước thanh toán bằng quỹ đất cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo hình thức BT đã hoàn thiện cơ sở pháp lý trong việc thanh toán bằng quỹ đất cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án BT.
Trong Thông tư,ướngdẫnthanhtoánbằngquỹđấtchodựá0.75 là kèo gì Bộ Tài chính quy định cụ thể quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư, bao gồm đất chưa giải phóng mặt bằng thuộc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế, Nhà nước thực hiện thu hồi theo quy định của pháp luật về đất đai; đất đã giải phóng mặt bằng thuộc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được UBND cấp tỉnh phê duyệt sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế theo quy định của pháp luật về đất đai; đất của cơ sở nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước tại vị trí cũ sử dụng để thanh toán dự án BT đầu tư xây dựng công trình tại vị trí mới.
Về việc xác định giá trị dự án BT, Thông tư quy định: Giá trị dự án BT ghi tại Hợp đồng BT là toàn bộ chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có); chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; lãi vay huy động vốn đầu tư; chi phí khác (không bao gồm chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh và trượt giá).
Giá trị Dự án BT không thay đổi kể từ ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định, trừ trường hợp có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt cho phép điều chỉnh quy mô, thiết kế kỹ thuật của dự án BT, khoản lãi vay trong phương án tài chính của Hợp đồng BT dẫn đến thay đổi giá trị dự án BT.
Giá trị dự án BT để thanh toán là giá trị dự án BT được quyết toán theo quy định về quyết toán vốn đầu tư các công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Căn cứ giá trị quỹ đất thanh toán, giá trị dự án BT xác định theo quy định của pháp luật có liên quan, cơ quan có thẩm quyền thực hiện thanh toán bù trừ chênh lệch giữa giá trị quỹ đất thanh toán và giá trị dự án BT đồng thời hoặc sau khi hoàn thành Dự án BT theo thời điểm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định giao đất, cho thuê quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư.
Trong trường hợp được điều chỉnh giá trị quỹ đất thanh toán, giá trị dự án BT thì việc xác định các giá trị điều chỉnh thực hiện tại thời điểm cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có văn bản điều chỉnh và được ghi nhận bằng Phụ lục Hợp đồng BT.
Việc hạch toán thu, chi ngân sách Nhà nước đối với giá trị quỹ đất thanh toán Hợp đồng BT do cơ quan tài chính thực hiện.
Bộ Tài chính thực hiện hạch toán ngân sách Trung ương số tiền tương ứng thanh toán Hợp đồng BT đối với các trường hợp thanh toán bằng quỹ đất của cơ sở nhà, đất tại vị trí cũ thuộc Trung ương quản lý.
Quy định về diện tích đất của quỹ đất thanh toán tương ứng với phần nghĩa vụ tài chính đã hoàn thành, Bộ Tài chính nêu rõ: Phần diện tích đất của quỹ đất thanh toán tương ứng với phần giá trị dự án BT hoàn thành theo tiến độ. Phần diện tích đất của quỹ đất thanh toán tương ứng với phần nghĩa vụ tài chính đã hoàn thành của phần giá trị chênh lệch giữa giá trị quỹ đất thanh toán và giá trị dự án BT mà nhà đầu tư đã nộp vào ngân sách Nhà nước.
Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho Nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đất đai.
Quy định này là một điểm mới nổi bật nhằm thực hiện quyền của người được thanh toán bằng quỹ đất tương ứng với nghĩa vụ đầu tư công trình dự án BT, đảm bảo “sòng phẳng” trong triển khai thực hiện.
Thông tư 183 có hiệu lực kể từ ngày 1-1-2016. Các Hợp đồng BT thanh toán bằng giao quỹ đất cho nhà đầu tư để thực hiện dự án khác ký kết kể từ ngày 15-8-2015 thực hiện theo quy định tại Quyết định 23 và hướng dẫn tại Thông tư này.
Chia sẻ với báo chí bên lề một sự kiện cách đây không lâu, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung cho biết: Nhu cầu đầu tư của Việt Nam ngày càng tăng, trong khi các nguồn vốn của thế giới cũng có hạn, do đó, Việt Nam cần phải có nhiều cách tiếp cận khác nhau với các nguồn vốn. Chiến lược huy động vốn của Việt Nam hiện nay là huy động từ trong nước là chính, tập trung tiết kiệm từ nền kinh tế để xây dựng cơ sở hạ tầng. Với mục tiêu đó hơn 20 năm qua, Việt Nam đã hình thành và phát triển thị trường vốn trong nước. Tới đây, việc này sẽ tiếp tục được phát huy. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đang thúc đẩy mạnh mẽ các hình thức đầu tư công- tư (PPP) như BT (xây dựng – chuyển giao), BOT (xây dựng – khai thác – chuyển giao),…để huy động thêm nhiều nguồn lực xã hội chung tay xây dựng cơ sở hạ tầng. Muốn làm được điều này, Nhà nước đã, đang và sẽ đưa ra những cơ chế chính sách tốt, tạo nhiều thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư. Có thể nói Quyết định số 23 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 183 của Bộ Tài chính là một trong các chính sách đó. |