Mặc dù năm 2015,ếptụcnhnrộngmhnhmớkết quả bóng đá câu lạc bộ mexico phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở Hậu Giang khá trầm lắng, ít hoạt động bề nổi, nhưng từng danh hiệu đã được nâng chất tùy theo tình hình thực tế của địa phương. Đây là nền tảng để phong trào đi vào chiều sâu, thấm vào lòng dân. Từ ý thức biến thành hành động và kết quả là những con đường đẹp. Hiện tại, Hậu Giang có 34 xã, phường, thị trấn văn hóa, 14 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, 10 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị, 500 ấp, khu vực văn hóa; 177.642 gia đình đạt chuẩn văn hóa, chiếm tỷ lệ trên 92%, trong đó, có 12.090 hộ gia đình văn hóa tiêu biểu. Con số này luôn có sự dao động hàng năm do quá trình bình xét từng danh hiệu. Ông Nguyễn Tấn Lực, cán bộ văn hóa, xã hội thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, chia sẻ, làm công tác văn hóa cơ sở, bám phong trào nhiều năm, ông nhận thấy cuộc sống người dân thay đổi rất nhiều. Dễ nhận thấy nhất là ý thức của họ cũng thay đổi rất nhiều. Nếu trước đây, khi phát động phong trào gì, những người làm công tác văn hóa rất cực, phải tuyên truyền, thuyết phục họ làm, thì giờ đây, họ đã tự nguyện, tự giác và ngày càng xuất hiện nhiều người “vác tù và”, không chỉ xây dựng gia đình mình, mà còn vận động, tập hợp mọi người cùng làm, để làng quê ngày càng đẹp hơn. Đặc biệt, trong các cuộc bình xét danh hiệu gia đình văn hóa, người dân đã đấu tranh để danh hiệu được trao cho những gia đình thật sự xứng đáng. Đây là điều quan trọng làm nên chất lượng của gia đình văn hóa. Từ ý thức của người dân, mà từng phong trào ở Hậu Giang phát động đều được thực hiện khá đồng bộ. Ông Nguyễn Văn Minh, ở ấp Phương Quới C, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, chia sẻ, xây dựng gia đình hạnh phúc là niềm ao ước của mọi người. Ông cũng vậy, để làm được điều này, ông luôn là tấm gương để các con noi theo. Không chỉ dạy các con bằng chính sự phấn đấu, vươn lên của mình, mà ông còn hướng con cùng tham gia vào mọi phong trào do địa phương phát động, như nâng chất gia đình văn hóa, xây dựng cảnh quan môi trường… Chị Lê Thị Đẹp, ấp 6, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, cho biết, ngoài việc vun vén cho gia đình mình, chị còn tham gia vào CLB trồng cây kiểng Hoa Anh Đào, để góp chút sức mình cùng mọi người làm đẹp làng quê. Giờ, mỗi lần ngắm nhìn thành quả của tập thể đã làm chị thấy thật vui và sẽ tiếp tục cùng mọi người làm công việc này trong thời gian tới… Ở Hậu Giang, những người dân ý thức như vậy ngày càng nhiều, từ đó, khi một phong trào mới ra đời là tạo nên một sức sống mới cho từng địa phương. Dễ nhận thấy nhất trong thời gian qua là cảnh quan được cải thiện rõ nét từ cuộc thi Mô hình có cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp. Giờ, không chỉ đơn thuần tham gia, mà người dân còn cùng nhau bắt tay tạo nên những con đường hoa rất đẹp mắt bằng tấm lòng, bằng bàn tay khéo léo. Từ đó, buộc những người làm công tác văn hóa phải nghĩ ra những mô hình mới để xây dựng, cũng như tổ chức những cuộc thi để người dân thể hiện sự khéo léo của mình trong hành trình xây dựng con người văn hóa. Để làm thay đổi nhận thức người dân, vận động họ cùng tham gia vào mọi phong trào do địa phương phát động để hướng tới nâng chất từng danh hiệu văn hóa là cả một quá trình. Quá trình đó là công sức của rất nhiều người và quan trọng nhất là người dân. Từ đó, những phong trào đều hướng đến lợi ích cho người dân. Tuy nhiên, từ phong trào cũng bộc lộ một số hạn chế, nhất là việc công nhận một số danh hiệu đang gặp lúng túng. Trong quy chế, không còn danh hiệu phường, xã, thị trấn văn hóa, nên các tiêu chí cụ thể không có. Nhưng trên thực tế, số đơn vị này đã đạt danh hiệu văn hóa nhiều năm, nhưng chưa đủ các tiêu chuẩn để công nhận xã văn hóa nông thôn mới hoặc phường, thị trấn văn minh đô thị. Số lượng các đơn vị này còn khá nhiều, nên giờ chưa biết gọi những đơn vị này danh hiệu gì. Đây là điều thiệt thòi cho địa phương, nhất là những đơn vị không nằm trong lộ trình xây dựng xã nông thôn mới... Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền cũng như tổ chức từng phong trào ở một số nơi vẫn chưa tới nơi tới chốn, làm cho phong trào có phát triển, có đi vào chiều sâu nhưng chưa đồng bộ; một số tiêu chí công nhận tổ nhân dân tự quản kiểu mẫu trùng lắp với danh hiệu ấp, khu vực văn hóa; thiết chế văn hóa được đầu tư, nhưng chưa phát huy hết công năng. Bà Nguyễn Thị Lý, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, cho biết, ngành cũng đã thấy được khó khăn này và đang từng bước khắc phục, đề xuất thay đổi một số điều trong quy chế công nhận các danh hiệu cho hợp lý, sát thực tế, dễ áp dụng. Bên cạnh đó, trong năm 2016, với chủ trương tiếp tục nâng chất; tìm kiếm mô hình mới để xây dựng, đồng thời sẽ nhân rộng mô hình hiệu quả trong những năm qua, để tiếp tục đưa phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa bước sang một giai đoạn mới. Bài, ảnh: VĨNH TRÀ |