游客发表
发帖时间:2025-01-12 01:53:52
Quốc hội thảo luận về cơ chế tài chính-ngân sách đặc thù với Hà Nội | |
Ủy ban Thường vụ cho ý kiến về cơ chế tài chính-ngân sách đặc thù của Hà Nội | |
Chính phủ đề nghị 3 chính sách đặc thù về tài chính-ngân sách cho Đà Nẵng |
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày Tờ trình |
Được phép tăng tỷ lệ thu phí
Thay mặt Chính phủ, thừa Ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính – ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội tại phiên họp Quốc hội sáng nay 9/6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nêu rõ: Về quản lý thu NSNN (Điều 3 dự thảo Nghị quyết), Chính phủ trình Quốc hội thí điểm giao HĐND thành phố Hà Nội quyết định việc thu phí.
Theo đó, HĐND thành phố quyết định áp dụng trên địa bàn: Thu một số khoản phí chưa được quy định trong Danh mục Luật Phí, lệ phí; tăng mức hoặc tỷ lệ thu phí đã được cấp có thẩm quyền quyết định đối với các loại phí (không kể các loại phí thuộc nguồn thu của ngân sách trung ương hưởng 100%).
Các khoản thu tăng thêm này, ngân sách thành phố được hưởng 100% và không dùng để xác định tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách thành phố.
Bên cạnh đó, theo quy định của Luật NSNN năm 2015, ngân sách Trung ương được hưởng 100% khoản thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý.
Theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và các văn bản hướng dẫn, các cơ quan, đơn vị được sử dụng không quá 70% số tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất nộp ngân sách (riêng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an là không quá 100%) để đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo trụ sở làm việc, chi phí di dời, làm nhà ở tại các cơ sở đất khác của cơ quan, đơn vị.
Để tạo điều kiện cho thành phố có thêm nguồn lực, Chính phủ cũng trình Quốc hội quy định Hà Nội được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất (sau khi đã trừ chi phí liên quan) do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương quản lý trên địa bàn (trừ các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh).
“Bên cạnh đó, để thành phố có thêm nguồn lực cho đầu tư, Chính phủ trình Quốc hội quy định thành phố Hà Nội được hưởng toàn bộ số thu từ sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp do UBND thành phố làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.
Phù hợp với khả năng cân đối NSNN
Ở góc độ cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách (TCNS) của Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, đa số ý kiến trong Ủy ban TCNS tán thành với các lý do nêu trong Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội, tuy nhiên trong bối cảnh kinh tế-xã hội của đất nước có nhiều khó khăn do bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, đề nghị nguyên tắc xây dựng Nghị quyết cần thể chế hóa để phù hợp với tình hình và khả năng cân đối của NSNN, nhu cầu thực tiễn phát triển của thành phố Hà Nội.
Cụ thể, về thẩm quyền quyết định bổ sung các khoản phí, lệ phí và tăng mức thu phí, lệ phí, Ủy ban TCNS thấy rằng, thẩm quyền bổ sung các khoản phí, lệ phí chưa có trong Danh mục ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí là của Quốc hội và được giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định trong khoảng thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội (Điều 17 của Luật Phí và lệ phí).
Nay Chính phủ trình Quốc hội cho phép thí điểm giao cho HĐND thành phố Hà Nội thực hiện quyền hạn này, thực chất là để phân cấp cho HĐND thành phố Hà Nội quyết định bổ sung các khoản phí, lệ phí nhằm tạo sự linh hoạt, chủ động cho HĐND thành phố Hà Nội trong việc tổ chức thực hiện Luật Phí và lệ phí.
Về việc ngân sách thành phố Hà Nội được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Ủy ban TCNS nhất trí với đề nghị của Chính phủ.
Liên quan tới vấn đề này khi thảo luận tại tổ sáng nay, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) đánh giá, với cơ chế được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất, nói 50% là lớn nhưng thực ra toàn bộ tiền thu được gần như 70% dành để đầu tư di dời cơ sở, còn 30% trước đây đưa vào ngân sách, giờ Hà Nội xin giữ lại 50% của 30% đó, nghĩa là chỉ khoảng 15% trong tổng số.
“Việc này sẽ tạo điều kiện để Hà Nội tích cực di dời hơn, làm cho tổng nguồn thu ngân sách nhiều lên chứ không phải giảm đi”, đại biểu Hoàng Văn Cường nói.
Về vấn đề này, Chủ nhiệm Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh: “Thực tế cho thấy việc bán tài sản công có nhiều khó khăn, quy trình và thủ tục phức tạp, kéo dài. Vì vậy, để quy định này có tính khả thi, đề nghị UBND thành phố cần chủ động có Đề án tổng thể và đánh giá đầy đủ nguồn thu, lộ trình và kế hoạch, tổ chức thu từ lĩnh vực này trên địa bàn thành phố, để trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt”...
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接