Phó thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo tiếp tục đẩy nhanh tái cơ cấu2 dự án: VTM và DAP-2 Lào Cai. |
Ngày 15/7,óthủtướngLêMinhKháichỉđạotáicơcấuDựánquặngsắkeo nha cai 5 top Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệpchậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công thương đã chủ trì cuộc họp cho ý kiến về phương án cơ cấu lại 2 dự án yếu kém của ngành.
Bao gồm: dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP-2 Lào Cai và Dự án khai thác, tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa, Nhà máy gang thép Lào Cai (dự án VTM).
Hai dự án này trước đây đã có phương án xử lý nhưng chưa có sự thống nhất, tình hình hiện nay có thay đổi và hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án cũng chưa hiệu quả nên cần phải xem xét lại.
Với những tồn tại của dự án VTM, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị, các bên liên doanh đánh giá tình hình, căn cứ vào khả năng để huy động được nguồn lực hợp lý, hợp pháp, đưa nhà máy hoạt động trở lại để giải quyết việc làm cho người lao động.
Về phía Việt Nam, Phó Thủ tướng đề nghị đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước căn cứ quy định pháp luật, tình hình tài chính, nguồn lực, mục tiêu sắp tới và khả năng trong đề án để tham gia xử lý trên tinh thần tích cực.
Về lâu dài, các bên liên quan sớm bàn bạc để thống nhất trình phương án cơ cấu VTM. Nếu thực hiện phương án tiếp tục duy trì hoạt động thì phải đảm bảo hoạt động có hiệu quả và thực hiện theo quy định pháp luật của Việt Nam về khai thác khoáng sản, quản lý đầu tưkinh doanh. Nếu các bên không thống nhất được thì phải chấp nhận xử lý theo quy định của pháp luật.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng yêu cầu Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tập trung phối hợp với các bên sớm xây dựng đề án để trình Bộ Chính trị vào tháng 10 tới.
Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phân bón DAP-2 Lào Cai, báo cáo của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho thấy, nếu như trong giai đoạn 2015-2020, dự án lỗ 2.900 tỷ đồng, thì trong 6 tháng đầu năm 2022, nhà máy đạt doanh thu 1.521 tỷ đồng, lợi nhuận 75 tỷ đồng, trả nợ các ngân hàngđược 130 tỷ đồng.
Phía Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đề xuất 4 phương án xử lý, tái cơ cấu.
Phương án 1 là tái cơ cấu nợ vay đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và ngân hàng thương mại. Phương án 2, đấu giácổ phần của Tập đoàn tại công ty. Phương án 3, bổ sung vốn điều lệ cho Công ty cổ phần DAP-2 thông qua việc chuyển vốn vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam thành vốn góp và phương án 4 là phá sản doanh nghiệp.
Đa số các ý kiến đồng tình với việc lựa chọn phương án tái cơ cấu nợ vay của dự án, nhưng cần phải gia cố, rà lại, phân tích sâu thêm phương án này để đủ cơ sở, trình cấp có thẩm quyền quyết định, trên cơ sở đảm bảo ngân sách không phát sinh, hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và ngân hàng.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nghiên cứu tiếp thu các ý kiến, bàn thảo, thống nhất các giải pháp với các ngân hàng thương mại để hoàn thiện đề án tái cơ cấu, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, đồng thời ông chỉ đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tăng cường trách nhiệm, chủ động báo cáo, xử lý công việc theo quy định.