Sẽ không còn chức danh hàm
ĐB Cao Đình Thưởng (Phú Thọ) chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ về chức danh hàm của các cơ quan trung ương mà ĐBQH quan tâm từ khóa trước đến nay,ĐạibiểuQuốchộiThichuyênviênrấtnhiềutiêucựkqbd nantes đã giải quyết và xử lý như thế nào? Nếu vấn đề này đúng, cần phát huy đồng bộ, nếu sai, cần phải sửa hoặc bãi bỏ.
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết, năm 2017, Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã giao Bộ Nội vụ tham mưu Chính phủ ban hành nghị định về hàm thư ký, trợ lý, các chức danh chuyên viên cao cấp.
Năm 2018 Bộ Chính trị đã giao cho Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng 1 văn bản quy định về chuyên gia cao cấp, chức danh trợ lý, thư ký.
“Chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với Ban Tổ chức Trung ương thực hiện. Thực chất, các ủy viên trung ương hiện nay đều có trợ lý, thư ký nhưng không có chức danh, không có phụ cấp, chức danh hàm hiện nay có rất nhiều ở các bộ, các cơ quan của Đảng. Hiện nay xem xét để chuyển từ các chức danh này sang chuyên gia cao cấp, không còn chức danh hàm nữa” - Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho hay.
“Tôi chọn thi theo vị trí việc làm để hưởng lương theo ngạch”
ĐB Cao Đình Thưởng cũng như một số ĐBQH đặt câu hỏi đối với Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân về việc tổ chức thi chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp hiện nay. Theo các ĐB, đây là việc “không phù hợp và không cần thiết”.
“Nếu mà việc này là cần thiết, cần phải cải tiến, bổ sung như thế nào trong thời gian tới, bởi vì việc này gây ra rất nhiều bất tiện và tiêu cực. Tôi xin hỏi, trường hợp với ĐBQH, chức vụ không bé, thậm chí sắp về hưu và học chuyên viên cao cấp lâu rồi. Nhưng chỉ vì không có sáng kiến cấp tỉnh, cấp nhà nước nên không được thi. Như vậy, với ĐBQH, việc xây dựng pháp luật có ngang với các đề tài kia không?” - ĐB Cao Đình Thưởng chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng cho biết: Để thực hiện chính sách tiền lương năm 2021, bắt đầu từ năm 2021 trả lương theo vị trí việc làm và theo chức danh, chức vụ lãnh đạo. Đối với người có chức danh, chức vụ lãnh đạo chúng ta trả lương tương ứng với ngạch công chức quy định. Còn đối với công chức không giữ chức danh lãnh đạo quản lý thì có 2 luồng tư tưởng khác nhau, vấn đề này sẽ được quy định cụ thể tại nghị định sửa đổi bổ sung của Luật Cán bộ công chức, chúng ta thi nâng ngạch để hưởng lương hay thi theo vị trí việc làm để hưởng lương theo ngạch.
Với lối nói từ tốn, chậm rãi, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân không né tránh mà trả lời trực tiếp vào câu hỏi. “Tôi chọn thi theo vị trí việc làm để hưởng lương theo ngạch. Bởi vì đề án của chúng ta là trả lương theo vị trí việc làm, tương đương với vị trí việc làm đó thì hưởng ngạch chuyên viên cao cấp, hay chuyên viên chính. Như vậy thi tuyển theo vị trí việc làm phù hợp hơn là thi tuyển theo ngạch. Chúng tôi sẽ nghiên cứu kỹ” - Bộ trưởng bày tỏ quan điểm.
Ông nói: “Dự thảo luật có 2 hình thức: xét và thi. Xét trong trường hợp cán bộ công chức không giữ chức danh quản lý nhưng có thâm niên, có đủ tiêu chuẩn điều kiện để nâng ngạch, thì có thể xét nâng ngạch. Còn nếu công chức muốn thi vào vị trí việc làm có ngạch cao hơn thì tổ chức thi vào vị trí việc làm để có ngạch cao hơn.
Cũng theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, thời gian tới Bộ sẽ nghiên cứu để đơn giản bớt thủ tục hành chính, không cần quá nhiều thủ tục như hiện nay. “Nếu thi thì tiêu chuẩn, điều kiện với người dự thi ra sao, chúng tôi đã tiếp thu và chỉnh sửa trong hướng dẫn thi nâng ngạch, bậc, chỉ cần tham gia đề tài là được. Chúng tôi tiếp thu ý kiến, đơn giản thủ tục hành chính, loại bỏ thủ tục không cần thiết” - Bộ trưởng nói./.
Minh Anh