【keof nhà cái】Kinh tế Việt Nam chuyển biến tích cực với triển vọng trung hạn ổn định

作者:Cúp C1 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 15:25:25 评论数:

wb

Triển vọng thuận lợi khi tăng trưởng và kinh tế vĩ mô ổn định

TheếViệtNamchuyểnbiếntíchcựcvớitriểnvọngtrunghạnổnđịkeof nhà cáio báo cáo, sau khi đạt kết quả tốt trong nửa cuối năm 2016, động lực tăng trưởng vẫn tiếp tục được duy trì trong những tháng đầu năm 2017 nhờ kết quả tích cực của ngành chế biến định hướng xuất khẩu và tổng cầu trong nước.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vững nhịp khôi phục từ cuối năm 2016, tăng trưởng GDP của Việt Nam ước đạt 5,7% trong nửa đầu năm 2017, đồng thời chỉ số giá tiêu dùng ở mức thấp và lạm phát cơ bản duy trì dưới 2%.

Ông Sebastian Eckardt, Chuyên gia kinh tế trưởng, Quyền Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang thể hiện sức dẻo dai nhờ ưu thế của các yếu tố căn bản đảm bảo tăng trưởng của Việt Nam – bao gồm sức cầu trong nước và ngành sản xuất chế tạo chế biến. Đà tăng trưởng vẫn được duy trì là yếu tố thuận lợi để Việt Nam xử lý những trở ngại có tính chất cơ cấu cho tăng trưởng trong trung hạn, đồng thời tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô và tạo lập lại những khoảng đệm chính sách.

Về phía cung, ngành chế tạo, chế biến định hướng xuất khẩu vẫn tiếp đà tăng trưởng cao nhờ sự phục hồi của nền kinh tế và thương mại toàn cầu. Nông nghiệp dự báo sẽ tiếp tục phục hồi sau những tác động bất lợi của tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng năm ngoái.

Các ngành dịch vụ tiếp tục vững chắc nhờ kết quả tích cực của thương mại bán buôn, bán lẻ và du lịch.

Về phía cầu, tiêu dùng cá nhân và mở rộng đầu tư trong những tháng cuối năm, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn tiếp tục là động lực tăng trưởng quan trọng.

WB cũng ghi nhận những dấu hiệu ban đầu về củng cố ngân sách khi Chính phủ tiếp tục khẳng định cam kết kiềm chế bội chi ngân sách trong trung hạn để hạn chế tỷ lệ nợ công trên GDP tiếp tục tăng thông qua kế hoạch tài chính trung hạn 2016-2020 được Quốc hội thông qua tháng 11/2016. Tốc độ chi tiêu công, đặc biệt là chi thường xuyên được giảm nhẹ trong quý I cho thấy sự quan tâm mạnh mẽ hơn đến kỷ cương ngân sách.

Chính sách tài khóa dự kiến sẽ được dần thắt chặt trong năm 2017 và các năm tiếp theo sau đó sẽ dẫn tới khả năng làm giảm tổng cầu của nền kinh tế. Tuy nhiên, cơ cấu điều chỉnh tài khóa dự kiến vẫn đảm bảo các khoản đầu tư cần thiết cho kiến tạo phát triển.

Các chuyên gia WB phân tích, tăng trưởng kinh tế dự kiến tiếp tục được cải thiện trong 6 tháng cuối năm nhờ tiêu dùng cá nhân, các ngành chế biến, chế tạo hướng về xuất khẩu và đầu tư nước ngoài. Triển vọng kinh tế trung hạn của Việt Nam vẫn được đánh giá là tích cực. GDP dự báo sẽ tăng nhẹ ở mức 6,3% trong năm 2017. Theo WB, đây là tốc độ tăng trưởng cao, ổn định so với toàn cầu. Về trung hạn, tăng trưởng được dự báo ở mức 6,4% (2018-2019) và lạm phát ở mức vừa phải. Quá trình củng cố ngân sách từng bước sẽ giúp giảm dần thâm hụt và nợ công sẽ xoay quanh mức quy định 65% GDP.

Chú trọng điều hành kinh tế vĩ mô cẩn trọng

Cũng theo các chuyên gia WB, những triển vọng tích cực ở trên vẫn đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro.

Từ môi trường bên ngoài, chính sách mở cửa mạnh mẽ sẽ cùng với sự phụ thuộc vào dòng vốn FDI của Việt Nam khiến cho nền kinh tế dễ bị tổn thương khi tăng trưởng ở các đối tác thương mại lớn chững lại.

WB cho rằng, quá trình phục hồi kinh tế mong manh của Hoa Kỳ và châu Âu bị yếu đi và nền kinh tế Trung Quốc nếu bị điều chỉnh mạnh hơn cũng sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của Việt Nam do kinh tế Việt Nam có định hướng xuất khẩu khá cao. Tiến trình tự do hóa thương mại và tinh thần hội nhập toàn cầu nếu bị suy giảm cũng sẽ gây rủi ro bất lợi cho mô hình tăng trưởng theo định hướng xuất khẩu và dòng vốn FDI của Việt Nam.

Nhìn từ bối cảnh trong nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế dường như chịu nhiều tác động từ tiến độ xử lý các tồn đọng của khu vực doanh nghiệp nhà nước và bất cập trong khu vực tài chính, đặc biệt là việc xử lý nợ xấu một cách hiệu quả. Tăng trưởng chậm hơn sẽ làm tăng áp lực nới lỏng chính sách tài khóa và tiền tệ với rủi ro sẽ làm đảo ngược những thành quả gần đây về ổn định kinh tế vĩ mô và làm tăng thêm những bất cân đối kinh tế vĩ mô chưa được xử lý triệt để.

Tiến độ cải cách cơ cấu chậm lại cũng ảnh hưởng tiêu cực tới triển vọng tăng trưởng trong trung hạn, vì cải cách cơ cấu là hết sức cần thiết để duy trì và cải thiện năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Chậm trễ trong triển khai củng cố ngân sách sẽ tạo thêm rủi ro tới bền vững nợ công cũng như ổn định vĩ mô và tăng trưởng trong tương lai.

Các chuyên gia của WB cũng bày tỏ quan ngại về việc tăng trưởng tín dụng đang ở mức 18% là mức khá cao. Theo ông Sebastian, mặc dù tăng trưởng GDP với hàm lượng tăng trưởng tín dụng cao hỗ trợ đẩy mạnh đầu tư, nhưng có thể gây lo ngại về hiệu suất của tín dụng mới và khả năng định giá rủi ro chưa hợp lý. Tín dụng tăng nhanh cũng có thể gia tăng quan ngại về chất lượng tài sản, đặc biệt khi những rủi ro trên bảng cân đối liên quan đến nợ xấu được tích lũy trong những năm qua chưa được giải quyết triệt để.

Ông Sebastian cho rằng, Chính phủ đã cam kết mạnh mẽ nhằm khôi phục kỷ cương ngân sách và để làm được điều đó vào thời điểm này, cần phải có các biện pháp củng cố tình hình ngân sách chất lượng cao.

Để củng cố tình hình ngân sách có chất lượng cần phải có thêm các biện pháp, cơ cấu nhằm đẩy mạnh tiềm năng thu (thông qua cải cách chính sách thuế trên diện rộng như: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế bảo vệ môi trường, thuế tài sản) và nâng cao hiệu suất chi tiêu, trong khi vẫn bảo đảm đầu tư kiến tạo phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.

Nhận định về mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2017 đạt 6,7% của Chính phủ, ông Sebastian cho rằng: "Theo chúng tôi, 6,3% là con số phù hợp. Bởi để đạt được chỉ tiêu tăng trưởng cao hơn thì phải đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, mà điều đó sẽ kéo theo nhiều rủi ro, kéo theo tăng nợ công...".

"Mục tiêu tăng trưởng cần chú trọng chất lượng, bền vững thay vì tốc độ tăng trưởng. Thời điểm này nên tập trung tăng cường sức dẻo dai của nền kinh tế, cải thiện chính sách cung thay vì tập trung vào các yếu tố kích cầu để tạo tiềm năng tăng trưởng trong tương lai"- ông Sebastian nhấn mạnh.

Thảo Miên

最近更新