发布时间:2025-01-10 20:22:04 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá
Các doanh nghiệp (DN) cũng được hưởng lợi khi họ có thể tiếp cận với thị trường vốn trong và ngoài nước với chi phí thấp hơn.
* PV: Tổ chức xếp hạng tín nhiệm (XHTN) Standard & Poor’s (S&P) vừa nâng hạng hệ số tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên 1 bậc từ mức BB- lên mức BB,ânghạnghệsốtínnhiệmquốcgiaDoanhnghiệphưởnglợikhiđượctiếpcậnnguồnvốnrẻlichthidau bongdahomnay triển vọng “Ổn định”. Điều này có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế, cũng như thị trường tài chính – tiền tệ, thưa ông?
- Ông Nguyễn Trí Hiếu: Trước hết, cần hiểu ý nghĩa của mức XHTN “BB” của S&P. Mức XHTN “BB” thuộc vào cấp độ “Mức không đầu tư”. Ở mức này, nợ (trái phiếu) của Chính phủ biểu thị mức độ đầu cơ thấp nhất. Để so sánh, trên mức này một nấc là mức “BBB” được xác định là mức thấp nhất trong nhóm XHTN ở “Mức đầu tư”. Điều này có nghĩa, mặc dù trái phiếu chính phủ Việt Nam vẫn ở mức thấp (“BB”) nhưng đã tiệm cận mức mà các tổ chức XHTN khuyến cáo đầu tư và nắm giữ.
Ông Nguyễn Trí Hiếu |
Về tác động của việc cải thiện mức XHTN của Việt Nam, trước hết, đây là vấn đề về uy tín quốc gia trên trường quốc tế. Mặt khác, hạng tín nhiệm ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vay vốn – tức lãi suất mà người phát hành chứng khoán, trong trường hợp này là Chính phủ Việt Nam phát hành trái phiếu, phải chào mời để hấp dẫn nhà đầu tư (NĐT) trong và ngoài nước. Khi XHTN tăng lên, giá trái phiếu chính phủ sẽ tăng lên (đồng thời làm giảm lợi suất trái phiếu) và ngược lại.
Như vậy, sự cải thiện về XHTN của Việt Nam sẽ làm giảm chi phí vay nợ nước ngoài cho quốc gia. Nó cũng làm giảm chi phí vốn nói chung cho thị trường vốn ở Việt Nam. Các DN cũng được hưởng lợi khi họ có thể tiếp cận với thị trường vốn trong và ngoài nước với chi phí thấp hơn. Với các ngân hàng thương mại, do chi phí tái cấp vốn sẽ giảm nên việc củng cố và cải thiện cơ sở vốn sẽ thuận lợi hơn, góp phần tăng cường “sức khỏe” của hệ thống ngân hàng…
* PV: Bên cạnh những tác động tích cực trên, theo ông, việc Việt Nam được nâng hệ số tín nhiệm quốc gia tác động như nào đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu như hiện nay?
- Ông Nguyễn Trí Hiếu:Mức XHTN quốc gia được các NĐT xem xét như một yếu tố để xác định mức độ rủi ro và khả năng sinh lời trước khi có quyết định đầu tư vào quốc gia đó. Do vậy, khi mức XHTN quốc gia tăng lên chứng tỏ quốc gia đó đang có những triển vọng tích cực về mức độ tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô. Theo đó, sẽ tác động tích cực đến tâm lý và quyết định của NĐT nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam.
Tuy nhiên, có điều cần lưu ý, hiện tại, những NĐT nước ngoài lớn vào Việt Nam phần lớn là những NĐT ở khu vực châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc… Do gần gũi về vị trí địa lý nên những NĐT này dường như đã quan sát, tìm hiểu khá kỹ về tình hình kinh tế vĩ mô, am hiểu về môi trường kinh doanh của Việt Nam trong nhiều năm qua. Do đó, việc tăng mức XHTN quốc gia của Việt Nam được xem như một chất xúc tác kỳ vọng làm gia tăng thu hút FDI của Việt Nam trong thời gian tới, chứ khó có thể tạo ra một sự gia tăng đột biến được.
Hiện Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đã đi vào thực thi, cùng với triển vọng ký kết, thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu… đem đến nhiều cơ hội lớn để gia tăng thu hút FDI vào Việt Nam, nhất là từ những quốc gia mà hiện đầu tư vào Việt Nam còn hạn chế. Khi mức XHTN của Việt Nam tăng lên, cơ hội, triển vọng thu hút FDI theo đó cũng tăng lên.
* PV: Ông có thể đưa ra một vài khuyến nghị để tăng mức XHTN quốc gia của Việt Nam trong những giai đoạn tiếp theo?
- Ông Nguyễn Trí Hiếu:Việc nâng hạng tín nhiệm quốc gia là rất khó, bằng chứng là sau 9 năm chúng ta mới đạt được mức tăng hạng này. Do đó, việc giữ vững cũng như phấn đấu để được tăng hạng trong những giai đoạn tiếp theo càng khó khăn hơn.
Để tăng mức XHTN quốc gia, theo tôi, có hai điều quan trọng nhất. Thứ nhất, một điểm trở ngại lớn để đưa Việt Nam lên những bậc xếp hạng cao hơn là Việt Nam hiện vẫn được đánh giá là một nền kinh tế phi thị trường. Vì vậy, Việt Nam cần có những cải cách mạnh mẽ về thể chế để sớm bước vào nhóm nước có nền kinh tế thị trường. Muốn vậy, cần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, cổ phần hóa các DN nhà nước, để tạo điều kiện cho các DN tư nhân cả trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào nhiều lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế.
Thứ hai, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh việc cải thiện môi trường kinh doanh (MTKD), cải cách thủ tục hành chính… Trong 2, 3 năm vừa qua Chính phủ đã có nhiều yêu cầu quyết liệt để cải thiện MTKD như cắt giảm các điều kiện kinh doanh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành…, song dường như những chuyển biến thực chất là chưa nhiều. Trong khi đó, MTKD là một yếu tố quan trọng để các tổ chức XHTN chấm điểm tín nhiệm. Vì vậy, cần có những hành động quyết liệt hơn trong việc cải thiện MTKD để Việt Nam thực sự trở thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn, thân thiện, an toàn…
* PV: Xin cảm ơn ông!
Diệu Thiện (thực hiện)
相关文章
随便看看