Thời gian tới,ĐầutưBOTgiaothôngLợiíchnhưngđầybấtcậsoi kèo arsenal vs everton việc đầu tư hạ tầng giao thông vẫn phải trông đợi khá lớn vào nguồn vốn xã hội hóa. Ảnh: Nguyễn Thanh Thu hút hơn 186 nghìn tỷ đồng
Theo Bộ Giao thông vận tải (GTVT), giai đoạn 2011-2015, Bộ GTVT đã huy động được khoảng 186.660 tỷ đồng để đầu tư 62 dự án, gồm 58 dự án BOT (tổng mức đầu tư 170.355 tỷ đồng) và 4 dự án BT (tổng mức đầu tư là 16.305 tỷ đồng). Trong đó, lĩnh vực đường có 58 dự án, lĩnh vực đường thủy nội địa 1 dự án, lĩnh vực hàng hải có 2 dự án và lĩnh vực đào tạo có 1 dự án.
Phát biểu tại Hội nghị đánh giá công tác đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT và BT giai đoạn 2011-2015 do Bộ GTVT quản lý diễn ra ngày 7-6, ông Nguyễn Nhật, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết: Các dự án cơ bản đảm bảo chất lượng, khai thác an toàn, doanh thu thu phí tương đối phù hợp với số liệu tính toán trong phương án tài chính của hợp đồng dự án.
Hiện nay, Bộ GTVT cũng đang triển khai đầu tư 36 dự án với tổng mức đầu tư 111.854 tỷ đồng. Cơ bản các dự án triển khai đúng và vượt tiến độ, trình tự thủ tục đầu tư tuân thủ quy định hiện hành.
Theo ông Nguyễn Nhật, kết quả tính toán của đơn vị tư vấn độc lập cho thấy, các dự án vốn xã hội hóa đưa vào khai thác đã giúp các phương tiện tiết kiệm đáng kể thời gian lưu thông, tiết giảm chi phí tiêu hao nhiên liệu, khấu hao phương tiện,... so với khi công trình chưa được đầu tư xây dựng.
Điển hình, cao tốc Nội Bài – Lào Cai giúp các phương tiện rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Lào Cai chỉ còn 3,5 giờ thay vì 7 tiếng đồng hồ như trước và giảm khoảng 30% chi phí. Tương tự, cao tốc TP.HCM– Long Thành – Dầu Giây ước tính giảm khoảng 50% thời gian đi lại và tiết kiệm 30% chi phí cho các phương tiện…
Khâu nào cũng bất cập
Đánh giá cao những lợi ích mà đầu tư theo hình thức BOT, BT đem lại, tuy nhiên ông Nguyễn Ngọc Bảo, Phó Trưởng ban Ban kinh tế Trung ương cho rằng còn tồn tại không ít bất cập.
Đó là hiểu biết của cơ quan chức năng, nhà đầu tư, nhà thầu về hình thức Hợp tác công tư (PPP) nói chung, trong đó có BOT, BT nói riêng chưa thực sự sâu sắc, chưa tổng kết được những kinh nghiệm tốt nhất để áp dụng.
“Bên cạnh đó, chưa có quy hoạch các công trình đầu tư theo hình thức PPP cấp vùng. Chúng ta mới đạt được mục tiêu trước mắt, còn lâu dài và bền vững, tổng thể hiệu quả của dự án theo phương thức tái cơ cấu nền kinh tế chưa có”, ông Bảo nhấn mạnh.
Ngoài ra, các vấn đề liên quan về mức đầu tư, trạm thu phí, kiểm soát vốn tự có của chủ đầu tư, huy động vốn… còn nhiều bất cập cần hoàn thiện thêm. Việc thanh tra, giám sát đánh giá tác động của dự án, điều chỉnh điều khoản hợp đồng để phù hợp với thực tiễn cũng phải xem xét kỹ lưỡng hơn.
Ông Bảo kiến nghị, thời gian tới áp dụng đầu tư theo hình thức PPP cần tiếp tục được mở rộng, song phải thay đổi cách làm để đảm bảo hiệu quả bền vững, phân bổ nguồn lực hợp lý.
“Cần đa dạng hóa các kênh huy động vốn trong và ngoài nước. Về cơ cấu vốn đầu tư, vốn đầu tư của Nhà nước cần tham gia tỷ lệ nhất định, ví dụ khoảng 20% để chia sẻ rủi ro, định hướng đầu tư, điều tiết lợi ích và hành vi nhà đầu tư vì mục đích an sinh xã hội, an ninh quốc phòng và các mục tiêu khác”, ông Bảo nói.
Một số đại biểu khác cho rằng, trong điều khoản hợp đồng cần linh hoạt hơn để điều chỉnh mức thu phí cũng như thời gian thu phí các dự án, tùy thuộc doanh thu và điều kiện thực tế, đồng thời phải phải giám sát doanh thu qua áp dụng công nghệ hiện đại, đảm bảo minh bạch trong đầu tư.
Xung quanh vấn đề này, theo ông Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, để đầu tư hạ tầng giao thông nên nghiên cứu tìm các nguồn lực khác ngoài nguồn lực truyền thống. Ví dụ, nghiên cứu khai thác lợi thế về đất đai xung quanh các tuyến đường mới đầu tư xong để có tiền quay trở lại đầu tư các tuyến đường khác. Bên cạnh đó, ngoài BOT, BT có thể xem xét các hình thức xã hội hóa đầu tư khác nhằm đa dạng hóa, nâng cao hiệu quả đầu tư. Theo Bộ GTVT, tính đến nay, Bộ GTVT đã hoàn thành đưa vào vận hành khai thác 26 dự án hạ tầng giao thông đầu tư theo hình thức BOT, BT với tổng mức đầu tư 74.806 tỷ đồng, gồm 23 dự án BOT (tổng mức đầu tư 69.987 tỷ đồng) và 3 dự án BT (tổng mức đầu tư 4.819 tỷ đồng). Cụ thể, lĩnh vực đường bộ với 24 dự án, lĩnh vực hàng hải 2 dự án. | |