Luật sư tư vấn: Theòađồngýnhưngnhàchồngnhấtđịnhkhôngchịmainz – stuttgarto quy định tại Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn: “3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”. | Ảnh minh họa |
Như vậy, theo quy định này thì con bạn dưới 36 tháng tuổi nên bạn sẽ được trực tiếp nuôi con. Theo thông tin bạn cung cấp, Toà án đã ra bản án giao con cho bạn nuôi. Tuy nhiên, bạn chưa cung cấp thông tin bản án đã có hiệu lực chưa, có bị kháng cáo kháng nghị không. Nếu sau khi ly hôn mà bạn được quyền nuôi con nhưng chồng bạn không giao con cho bạn nuôi thì căn cứ theo Điều 7 Luật Thi Hành án Dân sự về quyền yêu cầu thi hành án: “Người được thi hành án, người phải thi hành án căn cứ vào bản án, quyết định có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án”. Do đó, trong trường hợp này bạn nên làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án tiến hành thi hành án đối với quyết định của Toà án. Chấp hành viên sẽ phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương thuyết phục người chồng tự nguyện giao con cho bạn theo quyết định của Tòa án theo điều 120- Luật Thi Hành án Dân sự 2014. “Điều 120. Cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định 1. Chấp hành viên ra quyết định buộc giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định. Trước khi cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng, Chấp hành viên phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương đó thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án. 2. Trường hợp người phải thi hành án hoặc người đang trông giữ người chưa thành niên không giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền, ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng. Hết thời hạn đã ấn định mà người đó không thực hiện thì Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế buộc giao người chưa thành niên hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án”. Nếu sau khi đã được thuyết phục mà bố của bé vẫn không tự nguyện giao bé cho bạn thì sẽ bị cưỡng chế thi hành án. Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội. Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ) Ban Bạn đọc Điều kiện để bố giành được quyền nuôi con sau ly hônVợ chồng tôi ly hôn, có với nhau một người con 5 tuổi. Vậy nếu ly hôn thì tòa có ưu tiên cho người vợ không? Tôi cần có những yếu tố gì mới có thể giành được quyền nuôi con, thưa luật sư? |