Theóađơnđặtintựinđượcsửdụngđếntrướcngàkeo bong do phản ánh của ông Nguyễn Văn Tuấn, trước đây quy định khi có hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp dùng hóa đơn thương mại, tự thiết kế theo thông lệ quốc tế (yêu cầu của nước nhập khẩu...). Nhưng theo Thông tư số 68/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về sử dụng hóa đơn điện tử có quy định đối với hoạt động xuất khẩu phải dùng hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) điện tử.
Hiện đơn vị ông đang gặp khó khăn, không biết áp dụng mẫu hóa đơn như thế nào để chuẩn bị hồ sơ cho đúng.
Ông Tuấn hỏi, công ty xuất hóa đơn chung với mẫu hóa đơn GTGT điện tử đang dùng (để xuất cho khách hàng nội địa và xuất khẩu) hay phải tạo mẫu mới (vì hoạt động xuất khẩu nên hóa đơn phải có thêm tiếng nước ngoài cho khách hàng)?
Bên cạnh đó, doanh nghiệp tích hợp như thế nào giữa hóa đơn GTGT dùng để kê khai thuế và hóa đơn dùng cho đối tác nước ngoài (hay vẫn gửi cho khách hàng nước ngoài chung hồ sơ xuất khẩu thêm hóa đơn thương mại tự in)?
Ngoài ra, sau ngày 1/11/2020 do một số doanh nghiệp chưa kịp chuyển đổi lên hóa đơn điện tử thì hóa đơn giấy đầu vào có được xem là hóa đơn hợp lệ để kê khai tính thuế GTGT và thu nhập doanh nghiệp (TNDN) không?
Về vấn đề này, Cục Thuế tỉnh Đồng Nai có ý kiến như sau:
Việc áp dụng hóa đơn điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử đối với một số trường hợp cụ thể theo yêu cầu quản lý được hướng dẫn như sau:
Cơ sở kinh doanh có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (kề cả cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu) khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn GTGT điện tử hoặc hóa đơn bán hàng điện tử.
Căn cứ hướng dẫn nêu trên và nội dung trình bày của ông Nguyễn Văn Tuấn thì, trường hợp đơn vị ông đang khởi tạo và sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định Thông tư số 68/2019/TT-BTC ngày 30/9/2019 của Bộ Tài chính thì khi ông có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (kể cả cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu) khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn GTGT điện tử hoặc hóa đơn bán hàng điện tử, mẫu hóa đơn này sử dụng chung với mẫu hóa đơn được lập khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ vào nội địa.
Tùy theo đặc điểm, tính chất giao dịch và yêu cầu quản lý, ông có thể khởi tạo hóa đơn thể hiện thông tin về hợp đồng mua bán, lệnh vận chuyển, mã khách hàng và các thông tin khác để phù hợp với việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ vào thị trường nội địa, xuất khẩu ra nước ngoài và đăng ký phát hành, sử dụng với cơ quan quản lý thuế.
Các hóa đơn đặt in, tự in được phát hành và sử dụng theo đúng Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP, Thông tư số 39/2014/TT-BTC thì vẫn được sử dụng đến trước ngày 1/7/2022 theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế số 38/QH14/2019 ngày 13/6/2019 của Quốc hội.
Theo đó, số thuế GTGT đầu vào được ghi trên các hóa đơn đặt in, tự in này được khấu trừ, phải đáp ứng được theo đúng, đủ quy định tại Điều 14, Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính. Các chi phí được ghi trên hóa đơn đặt in, tự in nêu trên được xác định là chi phí được trừ khi đáp ứng được theo các quy định về thuế TNDN hiện hành.
Theo Chinhphu.vn