当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【ķet qua bong da】Doanh nghiệp hàng không “bốc hơi” hàng nghìn tỷ đồng do virus Corona

【ķet qua bong da】Doanh nghiệp hàng không “bốc hơi” hàng nghìn tỷ đồng do virus Corona

2025-01-12 22:57:39 [La liga] 来源:88Point
doanh nghiep hang khong boc hoi hang nghin ty dong do virus coronaNhiều trường đại học tại TPHCM dời lịch học do virus Corona
doanh nghiep hang khong boc hoi hang nghin ty dong do virus coronaChưa phát hiện trường hợp lây nhiễm virus Corona tại cộng đồng ở TPHCM
doanh nghiep hang khong boc hoi hang nghin ty dong do virus coronaTạm hoãn tổ chức Hội nghị điều quốc tế lần thứ 12 do virus Corona
doanh nghiep hang khong boc hoi hang nghin ty dong do virus coronaHải quan Tây Ninh giám sát chặt tại cửa khẩu biên giới phòng chống virus corona
doanh nghiep hang khong boc hoi hang nghin ty dong do virus corona
Cổ phiếu của các doanh nghiệp hàng không Việt Nam sụt giảm mạnh. Ảnh Internet.

Cổ phiếu hàng không và dược phản ứng trái chiều

Chốt phiên giao dịch 31/1,ệphàngkhôngbốchơihàngnghìntỷđồķet qua bong da VN-Index tiếp tục mất 22,96 điểm (-2,39%) xuống 936,62 điểm. Hàng loạt cổ phiếu trụ cột trên thị trường tiếp tục bị bán mạnh trong đó các cái tên như HVN, HCM, DPM, PVD, VJC, VNM... đồng loạt giảm sàn.

Giao dịch của khối ngoại trong phiên 31/1 bớt tiêu cực hơn khi chỉ bán ròng 22,7 tỷ đồng trên sàn HoSE (giảm 88% so với giá trị bán ròng của phiên trước), tương ứng khối lượng bán ròng là 511.590 cổ phiếu.

Như vậy, trong 2 phiên giao dịch đầu xuân, khối ngoại bán ròng tổng cộng 207 tỷ đồng.

Đáng chú ý, giữa tâm bão dịch cúm do virus corona gây ra, đến nay ngành hàng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vẫn là hàng không. Cuối phiên giao dịch 31/1, cổ phiếu của các doanh nghiệp hàng không Việt Nam như Vietnam Airlines, Vietjet Air hay ACV tiếp tục sụt giảm mạnh.

Cụ thể, giá cổ phiếu của Vietnam Airlines (mã HVN) giảm mạnh tới 2.100 đồng xuống mức 28.450/cổ phiếu. Với việc cổ phiếu sụt giá 6,87%, vốn hóa thị trường của Vietnam Airlines bốc hơi khoảng 2.600 tỷ đồng.

Như vậy, trong chưa đầy hai phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán 2020, cổ phiếu của hãng hàng không quốc gia đã giảm giá tới gần 13%.

Ông lớn hàng không còn lại trên sàn chứng khoán là Vietjet Air cũng chứng kiến giá cổ phiếu lao dốc trong phiên 31/1. Giá cổ phiếu VJC giảm 9.800 đồng, tương đương 7% trong phiên giao dịch ngày 31/1.

Với cú giảm giá "sốc", Vietjet Air đã mất hơn 5.000 tỷ đồng vốn hóa thị trường trong phiên 31/1. Lũy kế hai phiên gần nhất, hãng bay của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo "bốc hơi" gần 9.000 tỷ đồng vốn hóa thị trường.

Nguyên nhân khiến hai cổ phiếu trên giảm giá mạnh là do dịch cúm virus corona bùng phát tại Trung Quốc. Đây là thị trường trọng điểm của các hãng hàng không tại khu vực Đông Bắc Á. Hầu hết đường bay mới mở của hai hãng đều nối các thành phố du lịch của Việt Nam với những thành phố lớn của Trung Quốc.

Trong khi thị trường chứng khoán lao dốc với những mã cổ phiếu lớn sụt giảm mạnh, giữa tâm dịch corona các cổ phiếu dược trở thành điểm sáng với nhiều mã liên tiếp tăng trần.

Dẫn đầu danh sách là cổ phiếu CDP của Dược phẩm Trung ương Codupha với mức tăng kịch trần (13,9%) từ 7.900 đồng/cp lên 9.000 đồng/cp; đây là phiên tăng trần thứ hai liên tiếp của cổ phiếu này sau hai phiên giao dịch đầu năm Canh Tý.

Hai cổ phiếu trên sàn HNX là DHT của Dược Hà Tây và DNM của Danameco cùng tăng hết biên độ 9,9% lên mức giá lần lượt 53.500 đồng/cp và 10.000 đồng/cp, trong đó DHT ghi nhận thanh khoản cao nhất kể từ tháng 3/2019.

Cổ phiếu JVC của Thiết bị Y tế Việt Nhật cũng ghi nhận phiên tăng trần thứ hai liên tiếp lên mức giá 3.470 đồng/cp. Hai mã còn lại tăng trần là DHG của Dược Hậu Giang và IMP của Dược phẩm Imexpharm cũng ghi nhận phiên tăng trần.

Cổ phiếu DMC của Xuất nhập khẩu Y tế Domesco kết phiên tăng 6,4% lên 76.000 đồng/cp, trong phiên có thời điểm mã này chạm tới giá trần 76.300 đồng/cp. Ngoài ra, hai mã DBD của Dược Bình Định và DCL của Dược Cửu Long cũng ghi nhận mức tăng lần lượt 4,5% và 0,6%.

Trong phiên giao dịch trước đó (30/1), nhóm cổ phiếu dược cũng giao dịch khởi sắc với các mã CDP, HDP, JVC tăng kịch trần và DHG, DNM, DCL, IMP đóng cửa trong sắc xanh.

Không "đu" mua những cổ phiếu tăng do hiệu ứng tâm lý

Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), VN-Index đang có chuyển biến xấu về mặt xu hướng trung hạn sau khi xuyên thủng vùng hỗ trợ quan trọng 945-946 điểm. Áp lực điều chỉnh của thị trường có thể sẽ còn tiếp diễn trong ngắn hạn và nếu không thể giữ được ngưỡng 936 điểm trong phiên giao dịch kế tiếp thì nhiều khả năng chỉ số sẽ tiếp tục lùi về kiểm định vùng hỗ trợ 910-920 điểm.

Theo BVSC, trong kịch bản thị trường xuất hiện phản ứng hồi phục kỹ thuật tại vùng điểm hiện tại, chỉ số sẽ quay lại thử thách vùng 945-946 điểm.

Về chiến lược đầu tư, BVSC khuyến nghị nhà đầu tư nên giảm tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục về mức thấp 10-20% cổ phiếu. Đối với các nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu với tỷ trọng lớn có thể tận dụng các nhịp hồi phục của thị trường để bán giảm tỷ trọng.

“Chúng tôi có quan điểm không tích cực đối với xu hướng thị trường trong thời gian tới khi vùng hỗ trợ quan trọng 945-946 điểm bị phá vỡ. Do đó, nhà đầu tư nên tạm thời đứng ngoài thị trường để chờ đợi xem phản ứng của chỉ số khi kiểm định lại vùng điểm vừa bị phá vỡ”, BVSC nhận định.

Riêng với những mã cổ phiếu dược đang tăng nóng, nhiều chuyên gia cho rằng, động lực tăng giá của nhóm cổ phiếu này không xuất phát từ hoạt động kinh doanh mà chỉ là hiệu ứng tâm lí trong ngắn hạn do ảnh hưởng từ dịch virus, trong khi hiện chưa có loại thuốc nào điều trị được bệnh viêm phổi do nhiễm virus này.

Trên thực tế, sau mỗi sự cố bất khả kháng xảy ra đều có những nhóm cổ phiếu dậy sóng do hiệu ứng tâm lí như nhóm khu công nghiệp hưởng lợi từ chiến tranh thương mại, cổ phiếu dầu khí dậy sóng sau căng thắng Mỹ - Iran.

Tuy nhiên, sau mỗi con sóng này, nếu động lực tăng giá không đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi thì giá cổ phiếu cũng lao dốc nhanh chóng. Do vậy, nhà đầu tư cần cân nhắc kĩ lượng khi quyết định xuống tiền, nhất là "đu" mua tại những vùng giá cao để tránh thiệt hại không đáng có.

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读