当前位置:首页 > Thể thao

【ltd bd hnay】Giải quyết triệt để tình trạng nhập rác phế liệu

Lực lượng hải quan tiến hành kiểm tra thực tế hàng phế liệu nhập khẩu tại cảng Hải Phòng.

Lực lượng hải quan tiến hành kiểm tra thực tế hàng phế liệu nhập khẩu tại cảng Hải Phòng. Ảnh: Hải Anh

Các doanh nghiệp,ảiquyếttriệtđểtìnhtrạngnhậprácphếliệltd bd hnay hãng tàu cũng đã tích cực thực hiện việc xử lý, tái xuất các lô hàng không đủ điều kiện nhập khẩu theo quy định nhà nước…

Chỉ còn tồn đọng tại cảng 3.000 container phế liệu

Theo Tổng cục Hải quan, vào thời điểm năm 2018, hoạt động nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam diễn biến phức tạp. Nhiều doanh nghiệp (DN) lợi dụng sơ hở về cơ chế, chính sách, đưa hàng nghìn tấn phế liệu nhựa không đủ điều kiện, quy chuẩn kỹ thuật bảo vệ môi trường từ nước ngoài vào Việt Nam qua các cảng biển.

Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ Tài chính, từ cuối năm 2018 đến nay, Tổng cục Hải quan đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành và chỉ đạo các cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện việc xử lý phế liệu tồn đọng tại cảng biển; đặc biệt là áp dụng biện pháp ngăn chặn từ xa các lô hàng phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu.

Trong quá trình giải quyết từ 2018 đến nay, cơ quan hải quan đã áp dụng đồng bộ các biện pháp: Lô hàng nào đủ điểu kiện nhập khẩu, cơ quan hải quan sẽ làm thủ tục nhập khẩu; lô hàng nào được phép thay đổi mục đích sẽ được làm thủ tục theo quy định; lô hàng nào không đáp ứng quy định sẽ buộc tái xuất.

Hiện nay, các cục hải quan tỉnh, thành phố đã tiến hành phân loại, hàng hóa đủ điều kiện nhập khẩu mà trong giai đoạn từ năm 2018 trở về trước đối với DN nhập khẩu không có giấy phép, hoặc giấy phép đã hết hạn thì hàng hóa đó sẽ được xác lập quyền sở hữu nhà nước và cho phép bán thanh lý cho các DN có đủ điều kiện nhập khẩu. Còn lại hàng hóa không đủ điều kiện sẽ buộc tái xuất như các trường hợp DN, hàng tàu đang tiến hành…

Khi áp dụng các biện pháp quyết liệt, tình trạng nhập khẩu phế liệu không đủ điều kiện đã được ngăn chặn. Hiện nay, không xảy ra trường hợp hàng hóa hạ bãi không đảm bảo quy định nhà nước. DN muốn được hàng hóa xuống bãi, cảng, phải đủ tất cả các điều kiện theo quy định của nhà nước, như: phải có giấy phép nhập khẩu, giấy phép còn hạn, mặt hàng nhập khẩu đã được giám định của cơ quan có thẩm quyền. Sau đó, trong quá trình kiểm tra, cơ quan hải quan phát hiện hàng hóa không đảm bảo theo quy định thì sẽ xử lý theo trình tự pháp luật.

Với nỗ lực nêu trên, đến nay theo thống kê sơ bộ của cơ quan hải quan, phế liệu tồn đọng tại cảng chỉ còn khoảng 3.000 container, trong khi thời điểm cuối năm 2018, tồn đọng khoảng 23.000 container.

Không để phế liệu tái xuất “quay đầu”

Cũng theo cơ quan hải quan, hiện nay, phế liệu tồn đọng tập trung chủ yếu tại TP. Hồ Chính Minh, Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu… Nhiều nhất là tại các cảng TP. Hồ Chí Minh, gồm 2.119 container, trong đó có 432 container đủ điều kiện nhập khẩu theo quy định; số còn lại gồm 1.167 container là phế liệu không đạt chất lượng nhập khẩu. Các hãng tàu cũng đã có văn bản đề nghị được tái xuất phế liệu và đã có phản ánh, quy định của cơ quan hải quan quá chặt chẽ gây khó cho DN…

Nhập ở đâu tái xuất ở đó

Nhằm đảm bảo công tác quản lý nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan ban hành Công văn số 6595/TCHQ-GSQL yêu cầu việc tái xuất thực hiện ngay tại cửa khẩu nhập và không được thực hiện tái xuất qua cửa khẩu đường bộ và đường thủy nội địa. Đồng thời, các container phế liệu tồn đọng tại cảng biển phải được lưu giữ nguyên trạng trong container ban đầu, không được chuyển hàng hóa sang vỏ container khác. Các hãng tàu tái xuất toàn bộ các lô hàng phế liệu không đủ điều kiện nhập khẩu về nước xuất khẩu.

Hồi đáp về vấn đề này, Tổng cục Hải quan cho biết, đã phát hiện những dấu hiệu bất thường của DN khi không thực hiện tái xuất phế liệu về nước xuất khẩu ban đầu và đều dự kiến thực hiện tái xuất sang nước thứ ba.

Theo Cục Giám sát quản lý hải quan, việc tái xuất sang nước thứ ba có khả năng bị từ chối nhận hàng, hàng hóa có thể bị trả lại Việt Nam, dễ dẫn đến phản ứng không tốt của các nước nhập khẩu, do quy định về nhập khẩu phế liệu là khác nhau. Đồng thời, việc DN đề nghị chuyển hàng hóa sang vỏ container khác để tái xuất sang nước thứ ba và việc tái xuất qua của khẩu đường bộ, đường thủy nội địa tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Tái xuất phế liệu về nước xuất khẩu, liên quan đến công ước quốc tế về rác thải, phế thải mà các nước tham gia cam kết là không đẩy hàng phế thải sang quốc gia khác. Đã có trường hợp các quốc gia trong khu vực phản ứng quyết liệt đối với việc tái xuất phế thải về nước xuất khẩu, từng xảy ra đối với Philippin và Canada.

Cơ quan hải quan sẽ tiếp tục tìm biện pháp tháo gỡ vướng mắc cho DN, trên cơ sở đảm bảo công tác quản lý nhà nước đối với hàng phế liệu nhập khẩu.

Trước mắt, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo, cục hải quan các tỉnh, thành phố xem xét, chấp nhận gia hạn thời hạn tái xuất phế liệu cho các hàng tàu thêm 30 ngày kể từ ngày hết hạn tái xuất lần thứ nhất và thông báo cho các hãng tàu về việc gia hạn chỉ thực hiện 1 lần. Tổng cục Hải quan dự kiến sẽ thành lập đoàn công tác về xử lý tái xuất phế liệu tại Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh trong thời gian tới.

Hải Linh

分享到: