Tỷ giá Euro hôm nay trong nước, tỷ giá EUR/VND hôm nay ngày 23/12/2023 Tỷ giá EUR/VND hôm nay (ngày 23/12) lúc 9h sáng được Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức mua vào và bán ra là 25.009 - 27.642 VND/EUR. Ngân hàng Nhà nước cũng xác định tỷ giá tính chéo của VND/EUR áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực từ ngày 21/11/2023 đến ngày 27/12/2023 là 26.221,69 VND/EUR, đảo chiều tăng 382,51 VND/EUR so với kỳ điều hành trước. Tỷ giá Euro Vietcombank hôm nay 23/12/2023 mua vào tiền mặt là 25.966,86 VND/EUR, bán ra tiền mặt là 27.392,73 VND/EUR. Đảo chiều giảm 123,85 VND/EUR chiều mua và giảm 130,47 VND/EUR chiều bán so với phiên trước. Giá Euro hôm nay được một số ngân hàng niêm yết theo chiều giảm, một số đi ngang so với phiên trước. Các ngân hàng mua tiền mặt trong khoảng từ 25.676 - 26.444 VND/USD, còn giá bán tiền mặt duy trì trong phạm vi 26.470 - 27.645 VND/EUR. Đơn vị: đồng
Cụ thể, đối với chiều mua tiền mặt, Ngân hàng GPBank mua Euro với giá thấp nhất là 25.676 VND/EUR. Còn Ngân hàng SHB đang mua tiền mặt Euro với giá cao nhất là 26.444 VND/EUR. Đối với chuyển khoản, Ngân hàng Đông Á đang mua Euro với giá thấp nhất 25.920 VND/EUR. Còn Ngân hàng CBBank đang mua chuyển khoản Euro với giá cao nhất là 26.494 VND/EUR. Đối với chiều bán tiền mặt, Ngân hàng Đông Á đang bán Euro với giá thấp nhất là 26.470 VND/EUR. Trong khi đó, Ngân hàng Liên Việt và OceanBank đang bán tiền mặt Euro với giá cao nhất là 27.645 VND/EUR. Hiện Ngân hàng Đông Á đang bán chuyển khoản Euro với giá thấp nhất là 26.470 VND/EUR. Còn Ngân hàng MB đang bán chuyển khoản Euro với giá cao nhất là 27.553 VND/EUR. Trong khi đó, tỷ giá trung bình tính đến 9h sáng 23/12/2023 được tổng hợp từ 40 ngân hàng trong nước là 1 EUR = 26.627,7 VND. Trên thị trường "chợ đen", tỷ giá Euro chợ đen tính đến sáng nay (ngày 23/12/2023) như sau:
Hôm nay 23/12/2023 (9h sáng), khảo sát tại thị trường chợ đen cho thấy đồng Euro giữ đà tăng giá so với phiên trước, tỷ giá Euro chợ đen mua vào là 26.895,89 VND/EUR, bán ra là 26.995,32 VND/EUR, tăng 35,96 VND/EUR chiều mua và giảm 35,6 VND/EUR chiều bán. Ở Hà Nội, phố đổi ngoại tệ lớn nhất Hà Nội giúp bạn có thể đổi được rất nhiều loại ngoại tệ chính là phố Hà Trung (quận Hoàn Kiếm). Tại phố đổi ngoại tệ Hà Trung, bạn có thể đổi các loại tiền tệ ngoại tệ phổ biến trên thị trường hiện nay như USD (đô la Mỹ), EUR (Euro), Yen (đồng Yên Nhật), Won (đồng Won Hàn Quốc)… và nhiều loại tiền tệ khác. Tuy nhiên, việc đổi tiền tại các phố ngoại tệ này cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam. Tỷ giá Euro hôm nay ngày 23/12/2023 trên thị trường thế giới Diễn biến tỷ giá Euro trên thị trường thế giới cho thấy, chỉ số EUR/USD hiện đang ở mức 1.101, tăng 0.0002 điểm, tương đương 0.02% so với phiên trước.
Đồng Euro hôm nay tăng giá. Những đánh giá mới đây của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho thấy, kinh tế của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) hầu như không tăng trưởng trong năm nay và triển vọng về sự ổn định tài chính của khu vực này vẫn rất mong manh, mặc dù lạm phát đã giảm đáng kể so với trước. Cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra khi khu vực Eurozone chưa kịp hồi phục sau đại dịch, tiếp tục ra tăng những khó khăn mà khối gặp phải, đổ thêm dầu vào lửa, khiến “đám cháy” lạm phát lan rộng và khó kiểm soát. Trước nguy cơ sụp đổ nền kinh tế do lạm phát, các lãnh đạo của ECB buộc phải tung ra biện pháp tăng lãi xuất, kiểm soát dòng tiền. Có thể hiểu biện pháp này như việc khống chế lượng khí oxy để kiểm soát đám cháy, không cho nó tiếp tục bùng lên. Với lượng khí oxy dần ít đi, đám cháy sẽ nhỏ dần và bị dập tắt. Thực tế cũng đúng như vậy, việc kiểm soát dòng tiền thông qua việc tăng lãi xuất liên tục trong vòng 2 năm qua đã mang lại những kết quả khả quan. Theo số liệu của Eurostat công bố ngày 31/10, tỉ lệ lạm phát của khu vực Eurozone đã giảm từ mức kỷ lục 10,6% vào tháng 9/2022 xuống 2,9% vào tháng 10 năm 2023. Thế nhưng hệ quả mà nó mang lại cũng không hề nhỏ. Trong dự báo mới nhất của mình, được công bố vào ngày 15/11, Ủy ban châu Âu đã hạ dự báo tăng trưởng xuống 0,6% vào năm 2023 (-0,2 điểm) và 1,2% vào năm 2024 (-0,1 điểm) cho khu vực đồng Euro. Việc lãi xuất ngân hàng cao đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc huy động vốn cũng như mở rộng sản xuất. Tương tự như vậy, người dân Eurozone cũng không dám đi vay để mua sắm và trang trải. Điều này đã và đang ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của khối. Cầu giảm dẫn đến cung giảm, khó khăn lại càng khó khăn. Hơn thế nữa, tình hình tương tự cũng được ghi nhận ở Mỹ, một trong những đối tác chính của EU, khi cục Dự trữ Liên Bang (FED) quyết định áp dụng chính sách tăng lãi xuất như ở châu Âu. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xuất khẩu của khu vực Eurozone. Chưa kể đến Trung Quốc, một đối tác hàng đầu của khối 27, vẫn đang trong quá trình phục hồi hậu đại dịch Covid-19, càng làm cho nền kinh tế châu Âu thêm ảm đạm. Không những thế, lượng du khách giảm đáng kể trong năm nay khiến một số nước có nguồn thu nhập lớn đến từ các dịch vụ như Pháp, Italia hay Tây Ban Nha phải chịu ảnh hưởng không nhỏ. Ngoài ra, tình hình càng xấu đi khi cuộc xung đột Israel – Hamas nổ ra, nguy cơ bị dán đoạn nguồn cung lại một lần nữa đè nặng tâm trí người dân châu Âu. Các doanh nghiệp buộc phải tính toán lại bài toán kinh tế và người dân dường như cũng thắt chặt chi tiêu hơn. Tóm lại, bài toán lạm phát chưa giải quyết triệt để, tình hình kinh tế khó khăn chung cũng như những căng thẳng địa chính trị là những “yếu tố” khiến nền kinh tế khu vực Euro liên tục gặp khó khăn trong năm qua.
* Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo. |