【xem kèo bóng đá ngoại hạng anh】Tạo xung lực mới cho giai đoạn tăng tốc phát triển
时间:2025-01-12 18:54:32 出处:Thể thao阅读(143)
Nghe Podcast:
Hậu Giang đã hội đủ các yếu tố để tự tin tăng tốc bứt phá trong thời gian tới. Đó là chia sẻ dịp đầu năm mới của Ông Nghiêm Xuân Thành,ạoxunglựcmớichogiaiđoạntăngtốcphttriểxem kèo bóng đá ngoại hạng anh Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang.
Ông Nghiêm Xuân Thành (trái), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, trao hoa chúc mừng cho Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang.
Năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV nhiệm kỳ 2020-2025, vậy Ông tâm đắc nhất gì về kết quả phát triển của tỉnh trong nửa đầu nhiệm kỳ qua ?
- Như chúng ta chứng kiến, đại dịch Covid-19 xuất hiện vào tháng 12-2019, sau đó đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các quốc gia trên thế giới, kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Nền kinh tế Việt Nam với độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng, nên cũng chịu nhiều tác động, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Chúng ta còn nhớ năm 2021, mức tăng trưởng kinh tế của nước ta là 2,58%, thấp hơn so với mức tăng 2,91% năm 2020, cũng so với mục tiêu đặt ra là 6,5%. Bức tranh kinh tế nước ta năm 2022 mới thật sự có bước phát triển khởi sắc, vượt mục tiêu đề ra (tăng 8%), trở thành điểm sáng kinh tế hiếm hoi của thế giới.
Lãnh đạo tỉnh giới thiệu với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mô hình bản đồ tích hợp các dự án kêu gọi đầu tư công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang 2022.
Trong bối cảnh đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Hậu Giang năm 2020 đạt 4,53%; năm 2021, dù là tỉnh có mức tăng trưởng dương nhưng mức tăng chỉ 3,08%; và đến năm 2022 đã có sự bứt phá rất ấn tượng. Theo đó, tỉnh đã hoàn thành toàn diện 18/18 chỉ tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, có 13/18 chỉ tiêu vượt kế hoạch, trong đó một số chỉ tiêu rất trọng yếu như: tăng trưởng kinh tế; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tổng vốn đầu tư toàn xã hội; tổng số doanh nghiệp hoạt động; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; GRDP bình quân đầu người đạt kết quả rất tích cực. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh cao nhất từ trước đến nay với mức tăng 13,94%, đứng đầu vùng ĐBSCL và vươn lên thứ 4 cả nước (tăng trên 30 bậc so với năm 2021).
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, giảm tỷ trọng khu vực I, tăng mạnh khu vực II (tăng 6,63%), đưa tỷ trọng khu vực kinh tế công nghiệp lần đầu tiên cao hơn khu vực kinh tế nông nghiệp (29,95% so với 24,06%). Thu nhập bình quân đầu người tăng 19,45% so với năm trước, đạt mức 65,89 triệu đồng/người…
Thông qua so sánh với những con số như trên, chúng ta có thể tự hào nói rằng: Hậu Giang đã chứng tỏ được khát vọng, quyết tâm cao độ cùng cả nước vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện hoàn thành toàn diện và cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.
Thưa Ông, những yếu tố nào để Hậu Giang tạo được sức bật ấn tượng như vậy ?
- Có nhiều nguyên nhân, nhưng theo tôi có những nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, Đảng bộ và Nhân dân Hậu Giang tiếp tục kế thừa, phát huy cao độ truyền thống yêu nước, tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết; khơi dậy mạnh mẽ khát vọng, biến khó khăn, thách thức thành động lực để vươn lên; chuyển hóa được truyền thống cách mạng, lịch sử, văn hóa và nền tảng từ thành tựu qua 18 năm xây dựng, trưởng thành của Tỉnh thành nguồn lực để phát triển.
Lãnh đạo tỉnh khảo sát tại các dự án trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh.
Thứ hai, Tỉnh đã thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19, nên chủ động được nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ ba, lãnh đạo tỉnh luôn bám sát kịp thời diễn biến kinh tế vĩ mô, quán triệt và thực hiện có hiệu quả định hướng của Trung ương. Cụ thể, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND đã chủ động lường đón, nỗ lực vượt qua các khó khăn, thách thức, tận dụng cơ hội, tiềm năng mới xuất hiện, với tinh thần đổi mới, đột phá, quyết tâm và khát vọng, trên cơ sở Nghị quyết Đảng bộ tỉnh và chương trình hành động toàn khóa, toàn hệ thống chính trị trong tỉnh tập trung triển khai, hiện thực hóa các Nghị quyết, chương trình, đề án phát triển của Tỉnh.
Thứ tư, công tác tổ chức xây dựng Đảng, hoạt động của hệ thống chính trị tiếp tục có nhiều đổi mới, với hình thức tập trung, nội dung thiết thực, hành động quyết liệt, hiệu quả thực chất.
Thứ năm, hoạt động của bộ máy chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đồng bộ, quyết liệt, sâu sát, trách nhiệm, bám sát chặt chẽ các nhiệm vụ chính trị, với tinh thần quyết tâm cao, triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của tỉnh đề ra. Cùng với đó là sự đồng thuận của Nhân dân và doanh nghiệp, nên Tỉnh ta đã thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ quan trọng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong lần làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy vào tháng 7-2022, đã đánh giá cao những nỗ lực đổi mới, đột phá vượt bậc của Hậu Giang, đồng thời cũng chỉ ra 2 “điểm nghẽn” cản trở sự phát triển nhanh và bền vững của tỉnh, đó là thiếu hạ tầng chiến lược và chất lượng nguồn nhân lực. Vậy Hậu Giang có giải pháp gì để khơi thông những điểm nghẽn này ?
- Hậu Giang đã hoàn thành xong Quy hoạch phát triển tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch được xem như “kim chỉ nam” cho phát triển bởi đánh giá đầy đủ các điều kiện, yếu tố và dự báo xu hướng, bối cảnh, tình hình quốc tế, khu vực, trong nước tác động đến phát triển của Tỉnh và khả năng cân đối, huy động các nguồn lực trong thời kỳ quy hoạch; đánh giá khả năng khai thác liên kết vùng, hợp tác các địa phương trong cả nước, cùng quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và các cân đối thị trường hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Từ đó, đưa ra phương án và giải pháp khả thi phát triển cho từng giai đoạn.
Vì vậy, Quy hoạch phát triển không chỉ khắc phục những “điểm nghẽn” mà còn tạo động lực mới để khai thác tiềm năng, thế mạnh, góp phần cho Tỉnh phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững hơn.
Về phát triển hạ tầng chiến lược, đã có phương án kết nối hệ thống kết cấu hạ tầng của Tỉnh với kết cấu hạ tầng quốc gia và vùng, cụ thể như sau:
Về hạ tầng giao thông, mạng lưới đường bộ qua địa bàn tỉnh Hậu Giang có 3 tuyến cao tốc với tổng chiều dài 105,5km; 7 tuyến quốc lộ kết nối với đường tỉnh, đường liên kết Vùng và với hệ thống các tuyến đường tỉnh, đường huyện và đường địa phương. Kết nối xuống địa phương tại các điểm xuống cao tốc.
Về hạ tầng đường thủy nội địa, quy hoạch trên địa bàn tỉnh 1 hành lang vận tải thủy Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Cà Mau: khối lượng vận tải khoảng 99-105 triệu tấn. Quy hoạch 4 luồng tuyến do Trung ương quản lý với tổng chiều dài 331,5km đạt cấp III-IV; 11 luồng tuyến do Tỉnh quản lý với tổng chiều dài 235km; quy mô kênh cấp IV-V. Quy hoạch 2 cụm cảng do Trung ương quản lý gồm: Cụm cảng hàng hóa Hậu Giang và Cụm cảng khách Cần Thơ - Hậu Giang; 7 cảng do tỉnh quản lý (cảng Vị Thanh, Ngã Bảy, Tân Hòa, Nhơn Nghĩa A và 3 cảng dọc kênh Nàng Mau). Quy hoạch 20 bến hành khách: TP.Vị Thanh (2 bến); thị xã Ngã Bảy (1 bến); huyện Châu Thành (1 bến); huyện Châu Thành A (4 bến); huyện Phụng Hiệp (4 bến); huyện Vị Thủy (3 bến); huyện Long Mỹ (5 bến) và 4 bến hàng hóa.
Về logistics, giai đoạn 2021-2030 quy hoạch trên địa bàn tỉnh 3 trung tâm logistic gồm Trung tâm logistics Mekong; Khu trung tâm logistics Hậu Giang; Khu trung tâm logistics nông sản xuất khẩu Hậu Giang.
Ngoài ra, còn có quy hoạch hàng loạt hạ tầng khác như quy hoạch kết nối về thủy lợi, hạ tầng viễn thông, hạ tầng năng lượng, hạ tầng cấp nước, hạ tầng giáo dục đào tạo và nghề nghiệp, hạ tầng y tế và chăm sóc sức khỏe, hạ tầng lĩnh vực văn hóa, thể thao, hạ tầng khoa học công nghệ, hạ tầng phục vụ cho phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ...
Tóm lại, nền tảng hạ tầng được tập trung đầu tư mạnh, đồng bộ tạo bệ phóng mới cho Tỉnh bứt phá trong giai đoạn tới.
Thưa Ông, trên cơ sở Quy hoạch phát triển, độc giả rất muốn biết diện mạo của Hậu Giang các giai đoạn tới như thế nào ?
- Phát triển Tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được chọn là “Phát triển nhanh và bền vững theo hướng công nghiệp hiện đại, nông nghiệp sinh thái, đô thị thông minh, du lịch chất lượng”.
Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, vừa phát triển nhanh, vừa tập trung xây dựng các nền tảng bền vững cho tăng trưởng, với các nhiệm vụ chính bao gồm: Quỹ đất sạch cho phát triển công nghiệp; thu hút các doanh nghiệp đầu tư khu công nghiệp và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho người dân trong tỉnh, sản xuất thân thiện với môi trường; hạ tầng giao thông kết nối với các tuyến cao tốc, tuyến quốc lộ; hạ tầng giao thông các tuyến đường tỉnh, huyện và liên xã; hạ tầng xã hội để thu hút lao động nhập cư, giảm dần mức tỷ suất di cư qua các năm. Hiện thực hóa Nghị quyết phát triển 4 trụ cột. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn này đạt tốc độ 7-7,5%/năm (hoặc cao hơn trung bình cả nước và khu vực từ 0,5% trở lên).
Mục tiêu đến năm 2030, Hậu Giang trở thành Tỉnh có nền sản xuất công nghiệp phát triển ở mức khá, không còn là Tỉnh khó khăn về phát triển kinh tế. Tăng tốc tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2026-2030 đạt từ 10-12%/năm (hoặc cao hơn trung bình cả nước và vùng khoảng 1%). Cân đối được thu, chi ngân sách, không phụ thuộc quá lớn vào nguồn Trung ương hỗ trợ. Bộ mặt nông thôn và thu nhập hộ gia đình được cải thiện mạnh mẽ, phấn đấu nằm trong nhóm 4 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Mục tiêu tầm nhìn đến năm 2050, Hậu Giang trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của vùng ĐBSCL, trở thành Tỉnh có trình độ phát triển khá so với cả nước. Duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân liên tục khoảng 7%/năm từ nay đến năm 2050; GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 30.000 USD/người/năm, đạt ngưỡng thu nhập cao theo phân loại hiện nay của Ngân hàng Thế giới.
Đoàn công tác của Hội Nhà báo TP.Hồ Chí Minh cuối năm rồi đã có buổi làm việc với tỉnh Hậu Giang, tại đây nhiều lãnh đạo các cơ quan báo chí nhận xét rằng: “Hậu Giang có nhiều thông điệp thể hiện sự đổi mới tư duy phát triển mạnh mẽ. Trong đó, vai trò rất lớn của cá nhân đồng chí Bí thư Tỉnh ủy - là người góp công hoạch định và truyền những cảm hứng cho sự phát triển của Tỉnh...”. Tiếp tục vai trò đó, Ông có đưa ra thông điệp phát triển gì trong năm 2023 này ?
- Tôi đã từng nói Hậu Giang hôm nay có đủ các yếu tố “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, qua kết quả đạt được năm 2022, các yếu tố này ngày càng rõ nét hơn. Nền tảng truyền thống và kết quả ấn tượng năm 2022, cùng với xây dựng hoàn thành Quy hoạch phát triển Tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đây sẽ là xung lực mới, bệ phóng mới cho Hậu Giang phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững trong thời gian tới.
Tỉnh nhỏ thì khát vọng phải lớn, nhưng con đường vượt tiến không bao giờ bằng phẳng cả. Trong giai đoạn phát triển tới, bên cạnh những thuận lợi, chắc chắn còn nhiều khó khăn thách thức. Vì vậy, tôi mong muốn các ngành, các cấp, mỗi cán bộ, đảng viên nêu cao tinh thần trách nhiệm hơn nữa, thấm nhuần và thực hiện theo lời Bác dạy: Chủ trương một, giải pháp phải mười và quyết tâm phải hai mươi. Toàn Đảng, toàn dân cùng quyết tâm nêu cao tinh thần đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, ra sức tiếp tục thi đua thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra!
Xin cảm ơn Ông đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này !
TẤN PHÚC thực hiện
猜你喜欢
- Thanh niên chạy xe máy tốc độ cao lạng lách, bốc đầu bị phạt 9,5 triệu
- 37 lao động đã xuất cảnh sang nước ngoài làm việc
- Ứng phó tình hình mưa giông, triều cường
- Đâu phải giàu mới mua được ô tô !
- Nhà xuất bản Chính trị quốc gia giảm 3 vụ sau khi tinh gọn bộ máy
- Huyện Phụng Hiệp: Các điểm tập kết, luân chuyển hơn 5.000 tấn nông sản
- “Khi khá, mình giúp lại cuộc đời”
- Tư vấn trực tuyến cho 5 lao động có nhu cầu đi làm việc ở Đài Loan
- Thêm 2 mái ấm cho người nghèo