欢迎来到88Point

88Point

【soi keo al nassr】Thương lắm dân mình ơi !

时间:2025-01-11 04:21:11 出处:Thể thao阅读(143)

Trong ngổn ngang những thông tin “buồn” về dịch Covid-19 như số cas bệnh không ngừng tăng lên khiến một số cơ sở y tế có nguy cơ quá tải,ươnglắmdnmnhơsoi keo al nassr rồi chuyện cán bộ bị xử lý vì thiếu trách nhiệm trong phòng, chống dịch... vẫn lóe sáng nhiều câu chuyện đẹp, hình ảnh xúc động đến từ những đoàn xe chở các y, bác sĩ ở miền Bắc chi viện cho miền Nam ruột thịt, những chuyến xe chở đầy hàng hóa tiếp tế từ khắp mọi miền Tổ quốc với đích đến là Thành phố Hồ Chí Minh đang căng mình chống dịch họa... Chưa bao giờ tình người, tình đồng bào thủy chung lại tràn đầy đến thế !

Hai tấn gạo do một nhà hảo tâm ở phường I, thành phố Vị Thanh hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch.

Nói đâu xa, Hậu Giang quê tôi cũng lắm nghĩa tình, những ngày này, sơn hào hải vị không có nhưng miếng thịt, con cá, mớ rau trao nhau không chút nghĩ ngợi, để không một ai bị bỏ lại phía sau...

Không để ai bị bỏ lại phía sau

Buổi sáng trước ngày giãn cách xã hội, một tấm bảng ghi dòng chữ “Ai cần thì lấy mỗi người một phần” được treo trước cửa nhà một hộ dân ở phường I, cạnh bên là 2 tấn gạo được chia thành nhiều phần nhỏ. Chẳng mấy chốc, số gạo đó đã được lấy đi hết bởi những người lượm ve chai với tấm áo bạc màu, các cụ già làm nghề bán vé số đang lâm cảnh thất nghiệp...

Bà con gặng hỏi mãi tên người đàn ông trung niên có lòng thiện phát gạo để cảm ơn, nhưng ông không nói gì: “Tôi làm từ thiện vì cái tâm, vì để giúp bà con mình bớt khổ”.

Có gạo, bà con truyền tai nhau tiếp tục đến “Chợ 0 đồng” được tổ chức cùng thời gian ở chợ Vị Thanh để lấy thêm rau, củ, quả và các nhu yếu phẩm. Những thứ có được giúp họ no lòng trong dăm ba ngày tới.

Biết tổ cơm, cháo, nước sôi miễn phí tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh ngưng hoạt động do dịch bệnh nên Câu lạc bộ Thanh niên thiện nguyện họ Dương tỉnh kết hợp cùng Quán cơm chay Tịnh Tâm và một số mạnh thường quân tổ chức chương trình “Suất cơm nghĩa tình”.

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần sẽ trao tặng khoảng 200 suất cơm cho bệnh nhân và thân nhân của người bệnh. Hoạt động này sẽ được duy trì đến khi tổ cơm, cháo, nước sôi miễn phí ở bệnh viện hoạt động trở lại. Nghe sao mà tình nghĩa quá trời quá đất!

Ngày nào lên mạng xã hội (facebook, zalo) cũng thấy nhiều người chia sẻ về địa điểm sẽ tổ chức phát gạo miễn phí, hay “Chợ 0 đồng”, “Bữa cơm nghĩa tình”… Rồi cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể các địa phương dù căng mình chống dịch nhưng không quên “đi xin” gạo, mì tôm, rau, củ, quả, nhu yếu phẩm giúp cho dân mình. Và không thể quên hình ảnh những nhà sư trong chiếc áo nâu sòng phát quà cho dân…

Thương lắm tỉnh mình ơi! Trong khốn khó, hoạn nạn mới thấy rõ chân tình, mọi người lại nghĩ về nhau, lo cho nhau và thương nhau thêm bội phần, dìu nhau qua mùa dịch, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Bà Vân, ở phường III, thành phố Vị Thanh, nhiều năm nay sống bằng nghề lượm ve chai. Hổm rày thất nghiệp nhưng dăm ba bữa chính quyền địa phương hay mạnh thường quân lại đến nhà cho gạo, mì tôm và nhu yếu phẩm; xóm giềng thương bà cũng hay san sẻ miếng thịt, con cá, mớ rau… “Khó khăn thật nhưng tôi không đói khát vì được nhiều người thương yêu, giúp đỡ. Trong khốn khó như thế mới thấy được chân tình”, bà Vân nói.

Cuộc sống của bà Vân và nhiều người khác không tránh khỏi khó khăn, vất vả khi toàn tỉnh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Nhưng họ không bị thiếu đói, không bị bỏ lại phía sau vì cấp ủy, chính quyền và rất nhiều người khác luôn đồng hành, chia sẻ và giúp đỡ khi họ cần.

Thương đồng bào như thể thương thân

Kể từ ngày 0 giờ ngày 10-7, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Hậu Giang đã thiết lập vùng cách ly y tế tại xã Long Phú, thị xã Long Mỹ do có trường hợp nhiễm Covid-19. Từ thời điểm đó đến nay, gia đình ông Trần Văn Công, ở ấp Tân Bình 1, xã Long Phú, đã tự nguyện nấu cơm cho lực lượng làm nhiệm vụ canh gác tại chốt khu vực phong tỏa ở chợ Tân Bình 1 của xã.

Sáng sớm, khi mỗi người còn yên giấc, vợ chồng ông Công đã thức dậy để chuẩn bị nấu nướng kịp phục vụ buổi ăn sáng cho lực lượng. Mỗi ngày 2 bữa cơm sáng, chiều, việc nấu ăn cho 5-7 người ăn không hề nhẹ nhàng, đơn giản và hầu như chiếm hết thời gian trong ngày của đôi vợ chồng đã ngoài 50 tuổi nhưng họ vẫn làm một cách tự nguyện, hết lòng.

Ông Công tâm sự: “Lực lượng làm nhiệm vụ phải vất vả thức thâu đêm suốt sáng, có hôm còn chống chọi với mưa tạt gió lùa thì việc bỏ công sức nấu 2 bữa cơm của vợ chồng tôi có nhầm nhò gì. Để có thể vượt qua đại dịch thì rất cần sự đoàn kết, đồng lòng và trách nhiệm đóng góp của mỗi người dân. Ai có gì góp nấy, nếu không có điều kiện góp công, góp của thì cũng phải có ý thức phòng, chống dịch, biết tự bảo vệ mình. Riêng vợ chồng tôi sẽ tiếp tục nấu cơm đến khi nào hết dịch, chốt phong tỏa tháo xuống, anh em công tác ở chốt này hoàn thành nhiệm vụ mới thôi”.

Ông Công còn chia sẻ những câu chuyện quá đỗi dễ thương, tốt đẹp của dân mình trong khốn khó: “Ngoài số thực phẩm do chính quyền xã đem đến thì không ít người dân gần đó đã đem thịt, cá, rau, củ, quả đến để vợ chồng tôi nấu cơm. Có một anh tên Bình trong ấp bỏ tiền túi mua nước uống cho lực lượng làm nhiệm vụ suốt mấy ngày qua. Qua đó mới thấy bà con mình đùm bọc, cưu mang lực lượng làm nhiệm vụ không khác gì việc nuôi chứa, che chở cho bộ đội thời chiến”.

Dân mình là thế, chẳng máu mủ ruột thịt nhưng hễ “một con ngựa đau là cả tàu bỏ cỏ”. Trong lúc hoạn nạn, khó khăn thì nhiều người coi việc giúp đỡ người khác là niềm vui trong cuộc sống, sự an yên trong tâm hồn.

Khi đợt dịch thứ tư bùng phát với biến chủng delta lây nhiễm nhanh thì anh Hải Anh, ở phường III, thành phố Vị Thanh, đoán biết nhiều người nghèo sẽ lâm vào cảnh khó khăn, thiếu thốn. Bởi vậy, anh ra sức kêu gọi mọi người đóng góp cùng anh lo cho dân nghèo. Thế là “Chợ 0 đồng” được anh phối hợp tổ chức trước ngày thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ với các kệ hàng đầy ắp rau, củ, quả. Đông đảo người dân từ cụ già đến em bé nhỏ làm nghề bán vé số, lượm ve chai đã được “đi chợ” với giá “0 đồng”. Người nhận vui một thì anh Hải Anh vui mười vì đã san sẻ, giảm bớt khó khăn cho những người vốn đã chịu nhiều bất hạnh, thiệt thòi trong cuộc sống.

Càng thêm yêu, thêm quý dân mình hơn khi nghe kể chuyện về những chuyến xe chở hàng nông sản của người dân Hậu Giang đến cứu trợ cho đồng bào ở các tỉnh, thành bạn. Hơn 6 công đất trồng khóm của ông Đồng Phước Tô, ở ấp 8, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, cho trái mỗi vụ đâu nhiều, vậy mà lão nông này “chơi lớn” khi đóng góp 1.000 trái khóm hỗ trợ đồng bào ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trên thị trường, mỗi trái khóm bán ra hiện nay có giá 5.000 đồng, tính ra ông đã đóng góp 5 triệu đồng. Đợt trước, ông còn ủng hộ 1 triệu đồng cho chính quyền địa phương phòng, chống dịch. “Xem tin tức tôi thấy dân mình ở Sài Gòn vất vả lắm. Vì dịch mà nhiều người làm mướn, làm thuê đến từ các tỉnh miền Tây trong đó có Hậu Giang buộc phải nghỉ làm dẫn đến túng thiếu đủ thứ. Thấy thương đứt ruột, nên sẵn tới vụ thu hoạch khóm, tôi gửi một ít cho đồng bào mình dùng”, ông Tô chia sẻ.

Ngoài 1.000 trái khóm, trên chuyến xe chở hàng cứu trợ đến Thành phố Hồ Chí Minh, người dân xã Vĩnh Viễn A quê hương của ông Tô còn đóng góp 1.000 trứng vịt, 25 buồng chuối, 40kg chanh. Thiệt là thấy thương dân mình quá trời, quá đất!

Khó có thể kể hết, đong đếm hết những hình ảnh, những câu chuyện đẹp của người Hậu Giang trong những ngày chống dịch; những việc làm có ý nghĩa ấy xuất phát từ tấm lòng yêu thương đồng bào, tinh thần tương thân, tương ái, tính hào sảng, nhân ái mà bà con Hậu Giang mình vẫn giữ được từ trăm năm…

Đó cũng chính là niềm tin và điểm tựa để tỉnh mình chiến thắng đại dịch. Hậu Giang rồi sẽ vui trở lại, đại dịch sẽ được khống chế, bình an mà!

Bài, ảnh: TRƯỜNG SƠN

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: